Dễ hiểu giải Công nghệ 7 chân trời bài 14: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
Giải dễ hiểu bài 14: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Công nghệ 7 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 14. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
1. Vai trò của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
Câu 1: Các hiện tượng và hoạt động được minh họa trong Hình 14.1 tác động xấu tới môi trường và nguồn lợi thủy sản như thế nào?
Giải nhanh:
Quá trình nuôi trồng thuỷ sản không đúng kỹ thuật và ô nhiễm môi trường có thể gây nên nhiều vấn đề như nhiễm bệnh và tử vong cho các loài thuỷ sản. Đồng thời, các hoạt động đánh bắt không bảo vệ môi trường, như phá rừng và làm thay đổi sinh thái, cũng gây tổn thất lớn đối với nguồn lợi thuỷ sản.
Câu 2: Địa phương em ở có xảy ra những hoạt động và hiện tượng như Hình 14.1 không? Là học sinh, em cần phải làm gì để bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?
Giải nhanh:
- Không xả rác xuống sông hồ ao biển
- Tham gia các đội nhóm tình nguyện trục vớt rác thải ở sông, ao, hồ trên địa phương
- Ngăn chặn những hành vi phá hoại, làm ô nhiễm môi trường nước.
- Khuyến khích mọi người bảo vệ môi trường nước
- Báo cáo với cơ quan chức năng, đề xuất biện pháp ngăn chặn với những trường hợp làm ảnh hưởng xấu tới môi trường nuôi thủy sản.
Câu 3. Khi nuôi thủy sản, nếu sử dụng lượng thức ăn quá nhiều so với nhu cầu của thủy sản nuôi sẽ gây tác hại đến thủy sản và ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
Giải nhanh:
Tùy vào từng giai đoạn, thủy sản có nhu cầu thức ăn khác nhau. Cho chúng ăn quá nhiều thức ăn có thể gây lãng phí và giảm lợi nhuận cho người nuôi. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sức khỏe của thủy sản, làm đáy ao bẩn và dễ gây tảo nở. Thừa thức ăn có thể làm ô nhiễm nước ao và tăng chi phí sản xuất, đồng thời gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nuôi thủy sản.
2. Biện pháp bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
Câu 4: Các hoạt động được minh họa trong Hình 14.2 góp phần bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản như thế nào?
Giải nhanh:
- Giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.
- Tạo ra giống mới có tốc độ tăng trưởng, chất lượng tốt hơn.
- Sử dụng tốt tiềm năng của mặt nước, nuôi thủy sản hiệu quả, bền vững, hạn chế sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nói chung và nguồn lợi thủy sản, nguồn lợi biển nói riêng
Câu 5: Vì sao việc cấm hủy hoại các sinh vật cảnh đặc trưng, bãi đẻ, nơi sinh sống của động vật đáy lại có tác dụng bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?
Giải nhanh:
Việc bảo vệ các sinh vật cảnh đặc trưng và nơi sinh sống của động vật đáy là cần thiết để bảo vệ môi trường nuôi thủy sản. Hủy hoại môi trường này có thể dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái, ô nhiễm nguồn nước và ngăn cản sự phát triển và sống của các loài thủy sản.
2.2. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Câu 6: Vì sao phải xây dựng ý thức trong cộng đồng về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản?
Giải nhanh:
Để bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản, cần xây dựng ý thức trong cộng đồng vì nguồn lợi thủy sản đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và kinh tế. Bảo vệ môi trường thủy sản không chỉ đảm bảo lợi ích kinh tế cho người nuôi mà còn cung cấp thực phẩm cho mọi người và góp phần vào phát triển kinh tế địa phương và quốc gia.
Câu 7: Địa phương của em thực hiện việc bảo vệ môi trường nước hoặc bảo vệ nguồn lợi thủy sản như thế nào?
Giải nhanh:
- Tận dụng tối đa diện tích mặt nước đẻ nuôi thủy sản.
- Đặt các biển cấm vứt rác thải xuống các dòng sông, kênh ngòi.
- Cải tiến và nâng cao các biện pháp nuôi thủy sản
- Chọn những loại cá có tốc độ lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp.
- Có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Tuyền truyền trên các phương tiện truyền thông về ý thúc bảo vệ môi trường trong dân thông qua loa, đài phát thanh địa phương
Luyện tập
Câu 1. Trong đợt tập huấn về phương pháp sử dụng thức ăn nuôi tôm, gia đình bác Ngọc được cán bộ hướng dẫn sử dụng thức ăn phải đúng giai đoạn, đúng lượng, đúng kĩ thuật cho ăn để tôm phát triển tốt, cho năng suất cao. Theo em, khi sử dụng thức ăn không đúng lượng sẽ gây hậu quả gì cho thủy sản và môi trường nước nuôi thủy sản?
Giải nhanh:
Việc cho thủy sản ăn quá nhiều thức ăn so với nhu cầu cần thiết có những hệ quả tiêu cực sau đây:
- Gây lãng phí cho người nuôi và dư thừa chất dinh dưỡng có thể làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của thủy sản.
- Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và hệ số thức ăn của thủy sản.
- Làm đáy ao bẩn, dễ gây bùng phát tảo và gây stress cho thủy sản do khí độc sinh ra từ đáy ao.
Câu 2. Hằng năm, một số địa phương thường tổ chức hoạt động: " Thả cá bản địa, quý hiếm về thiên nhiên". Em hãy cho biết tác dụng của hoạt động này.
Giải nhanh:
- Bổ sung quần đàn
- Tạo ra sự cân bằng sinh thái
- Đa dạng các giống loài thủy sản trong tự nhiên
- Bảo tồn nguồn lợi thủy sản.
Vận dụng
Nếu tham gia nuôi thủy sản, gia đình em sẽ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường như thế nào để góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm nước nuôi?
Giải nhanh:
Để bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản, gia đình em sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Lắng (lọc) nước bằng bể lọc lớn có thể tích từ 200 đến để chứa nước, để các chất lắng đọng ở đáy ao và sử dụng nước sạch phần trên để nuôi cá.
- Sử dụng hoá chất khử độc như khí clo, vôi clorua, formon và phơi ao trong 3-4 ngày trước khi bơm nước mới vào.
- Tăng cường sục khí và thường xuyên tháo bớt nước cũ và thêm nước sạch vào ao nuôi.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận