Đáp án tiếng Việt 2 Chân trời bài 1: Cây nhút nhát
Đáp án bài 1: Cây nhút nhát. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 2 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
BÀI 1: CÂY NHÚT NHÁT
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Đố bạn về các loài cây:
Cây gì lá tựa tai voi
Hè làm ô mát em chơi sân trường?
(Là cây gì?)
Thân cao nhiều đốt
Mọc chụm thành bờ
Lá nhỏ cành thưa
Đu đưa trong gió.
(Là cây gì?)
Giải nhanh:
Cây bàng, cây tre
KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
Câu 1: Đọc:
a. Khi có tiếng động, cây xấu hổ thay đổi như thế nào?
b. Cây cỏ xôn xao về điều gì?
c. Vì sao tác giả gọi cây xấu hổ là cây nhút nhát?
d. Cây xấu hổ hi vọng điều gì? Vì sao?
Trả lời:
a. Khi có tiếng động, cây xấu hổ co rúm mình lại.
b. Cây cỏ xôn xao vì vừa có một con chim xanh biếc, toàn thanh lóng lánh không biết từ đâu tới.
c. Tác giả gọi cây xấu hổ là cây nhút nhát vì chỉ cần có tiếng động là nó co rúm lại.
d. Cây xấu hổ hi vọng con xinh xanh huyền diệu ấy quay lại, vì lúc con chim bay đến thì cây nhắm mắt, co rúm lại chưa kịp nhìn thấy.
Câu 2: Viết
Giải nhanh:
Học sinh tự viết
Câu 3: Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Chọn từ ngữ phù hợp với mỗi bức ảnh:
b. Tìm thêm từ ngữ tả đặc điểm của sự vật trong các bức ảnh trên.
Trả lời:
a. 1- mênh mông
2- nhấp nhô
3- cong cong
4- phẳng lặng
b. Từ ngữ tìm thêm là: bát ngát, rộng lớn, trùng điệp, yên bình.
Câu 4: Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Đặt 2 - 3 câu tả cảnh thiên nhiên có sử dụng từ ngữ ở bài tập 3.
b. Thêm vào các câu vừa đặt từ ngữ trả lời câu hỏi Ở đâu? hoặc Khi nào?
Trả lời:
Đặt câu:
a. Cầu vồng cong cong lúc ẩn lúc hiện.
Mặt hồ phẳng lặng tựa như ngừng lại.
b. Sau cơn mưa, cầu vồng cong cong lúc ẩn lúc hiện.
Khi không có gió, mặt hồ phẳng lặng tựa như ngừng lại.
Bình luận