Đáp án Quốc phòng an ninh 12 Cánh diều bài 4: Một số hiểu biết về chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam
Đáp án bài 4: Một số hiểu biết về chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Quốc phòng an ninh 12 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 4: MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH”, BẠO LOẠN
LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
Bạn A cho rằng chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch là vấn đề rất phức tạp. Để góp phần phòng, chống chiến lược này, học sinh chưa thể làm gì khác ngoài việc học tập theo chương trình giáo dục phổ thông. Em có đồng ý với bạn A không? Vì sao?
Gợi ý đáp án:
Mình không đồng ý, vì: Bên cạnh việc học tập, học sinh cũng cần được trang bị kỹ năng sống, kỹ năng xã hội và nhận thức chính trị để có thể nhìn nhận và xử lý các tình huống một cách chín chắn và thông minh. Mình ủng hộ việc học tập nhưng cũng tin rằng các hoạt động khác như tham gia các câu lạc bộ, tổ chức xã hội cũng rất quan trọng để rèn luyện kỹ năng và ý thức công dân.
I. KHÁI NIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH" VÀ BẠO LOẠN LẬT ĐỔ
1. Khái niệm
Câu 1: Thế nào là chiến lược “diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ?
Gợi ý đáp án:
- “Diễn biến hoà bình” là chiến lược cơ bản do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành, nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự.
- Bạo loạn lật đổ là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng li khai, lực lượng đối lập trong nước hoặc câu kết với nước ngoài tiến hành nhằm gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay Trung ương.
2. Mối quan hệ giữa chiến lược “diễn biến hoà bình” và bạo loạn lật đổ
Câu 2: Chiến lược "diễn biến hoà bình" và bạo loạn lật đổ có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Gợi ý đáp án:
+ Mối quan hệ biện chứng, có tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. “Diễn biến hoà bình” làm cho đối phương suy yếu về tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và an ninh,... tạo cơ sở tiền đề và thời cơ để bạo loạn lật đổ diễn ra.
+ Hệ quả tất yếu đồng thời là nhân tố thúc đẩy “diễn biến hoà bình" diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn, quyết liệt hơn, gây ra hậu quả nặng nề hơn. Bạo loạn lật đổ thực hiện mục tiêu cuối cùng của chiến lược “diễn biến hoà bình".
Luyện tập
Câu 1: Em hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa khái niệm chiến lược "diễn biến hoà bình" và khái niệm bạo loạn lật đổ.
Gợi ý đáp án:
Giống nhau: do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành, nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ.
Khác nhau:
- Khái niệm “diễn biến hoà bình” sử dụng các biện pháp phi quân sự như tuyên truyền, kinh tế và văn hoá để gây ảnh hưởng từ bên trong, trong khi “bạo loạn lật đổ” thường liên quan đến việc sử dụng bạo lực và hành động chống phá có tổ chức.
- Một điểm khác biệt nữa là “diễn biến hoà bình” thường được tiến hành bởi chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động một cách âm thầm và lâu dài, trong khi “bạo loạn lật đổ” là hành động có tính chất cấp bách và trực diện hơn.
II. ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH", BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
1. Âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình"
Câu 3: Em hãy nêu âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.
Gợi ý đáp án:
a) Âm mưu: Xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa và lái nước ta đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn chế độ xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới.
b) Thủ đoạn : Các hoạt động của chiến lược “diễn biến hoà bình" phá hoại tổng hợp về tư tưởng, chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng và an ninh, văn hoá.
- Về tư tưởng: Tuyên truyền, xuyên tạc chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kêu gọi thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, tác động chuyển hoá những phần tử xấu, thoái hoá, bất mãn trong hệ thống chính trị và trong xã hội; lợi dụng các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan nhân đạo nước ngoài ở Việt Nam, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống Việt Nam.
– Về chính trị, xã hội: Phân hoá, chia rẽ hàng ngũ cán bộ trong Chính phủ Việt Nam; tạo phân hoá giữa lối sống của cán bộ, đảng viên với quần chúng, nhân dân lao động; tập hợp, nuôi dưỡng các tổ chức phản động lưu vong người Việt, móc nối, chỉ đạo các phần tử phản động chống chính quyền; lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo.
– Về kinh tế: Phá hoại các chính sách kinh tế của Việt Nam; hình thành các liên minh về kinh tế giữa các nước lớn để gây sức ép với Việt Nam; đưa ra các luật chống phá kinh tế, kéo dài các dự luật trừng phạt kinh tế, tạo khủng hoảng ngân hàng, tài chính; gây bức xúc, bất công trong các cơ sở kinh tế vốn nước ngoài hoặc liên doanh.
- Về quốc phòng và an ninh: Xuyên tạc để xoá bỏ hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, gây mâu thuẫn, chia rẽ quân với dân, quân đội với công an; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang, trước hết là đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; tổ chức các cuộc diễn tập, tập trận lớn với sự tham gia của một số quốc gia trong khu vực; tăng cường bố trí lực lượng, phương tiện quân sự tại khu vực nhằm gây sức ép với Việt Nam.
- Về văn hoá, giáo dục: Làm rối loạn hệ thống giá trị đích thực của nền văn hoá Việt Nam; thúc đẩy cải cách văn nghệ, báo chí, xuất bản, truyền thông, giáo dục, đào tạo theo khuynh hướng cực đoan, đối lập. Lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các trang mạng xã hội và internet để bôi nhọ, xuyên tạc lãnh đạo Đảng, Nhà nước; thông tin sai sự thật, làm nóng các vấn đề xã hội; truyền bá lối sống hưởng thụ, phát tán các tác phẩm phản động, đồi truỵ; tuyên truyền, lôi kéo, tập hợp lực lượng đối lập,...
2. Âm mưu, thủ đoạn thực hiện bạo loạn lật đỗ
Câu 4: Các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam thực hiện bạo loạn lật đổ với âm mưu, thủ đoạn nào?
Gợi ý đáp án:
a) Âm mưu: Gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, từ đó lật đổ chính quyền ở địa phương hay Trung ương.
b) Thủ đoạn
- Chuẩn bị gây bạo loạn lật đổ:
+ Lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng xã hội kích động tư tưởng chống chính quyền, xuyên tạc, thổi phồng những tiêu cực trong đời sống xã hội, sự gia tăng phân hoá, phân tầng xã hội, diễn biến phức tạp của vấn đề tôn giáo, dân tộc, an ninh nông thôn,...
+ Lôi kéo, mua chuộc, lừa bịp, ép buộc quần chúng, nhân dân lao động biểu tình trái pháp luật, chống chính quyền địa phương; câu kết các thế lực thù địch ở nước ngoài với các thế lực thù địch ở trong nước, hình thành lực lượng vũ trang bạo loạn, lực lượng cầm đầu,...
+ Mua sắm, tàng trữ vũ khí, phương tiện bằng cách móc nối với cán bộ trong nội bộ, các thế lực thù địch ở nước ngoài; chuẩn bị tài chính thông qua quyên góp từ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu và nhận từ các đối tượng thù địch; xây dựng kế hoạch gây bạo loạn lật đổ, chờ thời cơ.
– Tiến hành bạo loạn lật đổ:
+ Lợi dụng thời cơ khi tình hình chính trị quốc tế, khu vực, các nước láng giềng có biến động, trong nước diễn ra các sự kiện chính trị lớn, khi xảy ra gây rối an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.... để thực hiện kế hoạch bạo loạn lật đổ.
+ Tiến hành bạo loạn từ nhỏ đến vừa và lớn, trước hết là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo; tập trung đánh chiếm trụ sở chính quyền các cấp, trung tâm thông tin, tài chính, ngân hàng, các đầu mối giao thông....
+ Mở rộng phạm vi bạo loạn bằng cách tiếp tục tập hợp lực lượng, câu kết với các đối tượng thù địch ở các địa bàn khác, quốc tế hoá vụ bạo loạn,...
+ Lợi dụng ưu thế truyền tin nhanh, rộng rãi của các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các trang mạng xã hội để đưa tin, xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm gây bức xúc xã hội khi bạo loạn lật đổ vừa xảy ra.
Luyện tập
Câu 2: Em hãy so sánh âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hoà bình" và bạo loạn lật đổ.
Gợi ý đáp án:
- Giống nhau: Cả hai chiến lược "diễn biến hoà bình" và "bạo loạn lật đổ" đều nhằm vào mục tiêu thay đổi chính trị, xã hội và kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, chúng có những điểm khác biệt trong âm mưu và thủ đoạn thực hiện:
- Khác nhau:
+ Âm mưu:
Chiến lược "diễn biến hoà bình" hướng đến việc xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa và thúc đẩy tư bản chủ nghĩa, trong khi đó, "bạo loạn lật đổ" muốn gây rối loạn an ninh chính trị và lật đổ chính quyền.
"Diễn biến hoà bình" tập trung vào việc tác động tư tưởng và phân hoá xã hội, trong khi "bạo loạn lật đổ" tập trung vào việc kích động, mua chuộc và tạo ra lực lượng vũ trang để gây rối loạn.
+ Thủ đoạn:
Trong "diễn biến hoà bình", các hoạt động tuyên truyền và phân hoá được thực hiện thông qua việc xuyên tạc tư tưởng và lợi dụng các tổ chức phi chính phủ, trong khi "bạo loạn lật đổ" sử dụng cả việc mua bán vũ khí và chuẩn bị tài chính từ các tổ chức thù địch.
"Diễn biến hoà bình" đặt nặng mặt phá hoại văn hoá, giáo dục và thông tin, trong khi "bạo loạn lật đổ" tập trung vào việc tạo ra tình huống bạo lực và tận dụng sự bất mãn của nhân dân để gây rối loạn.
III. PHÒNG, CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ
1. Em hãy nêu một số giải pháp phòng, chống chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ.
Câu 6: Theo em, những nét chính về nghệ thuật quân sự được thể hiện trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc là gì?
Gợi ý đáp án:
Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng; âm mưu, thủ đoạn và cách phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch tại địa phương, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội.
– Xây dựng hệ thống chính trị, nhất là bộ máy chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương đến cơ sở thực sự trong sạch, vững mạnh; xây dựng Quân đội và Công an cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
- Xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; thực hiện tốt công tác tiếp dân, đối thoại với nhân dân; nâng cao chất lượng công tác dân vận; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật đối với các kiến nghị, đơn, thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
– Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; thực hiện tốt chính sách văn hoá đối với tôn giáo, dân tộc thiểu số.
– Chủ động hội nhập quốc tế; phát triển quan hệ với các nước, nhất là các nước đối tác chiến lược, đối tác toàn diện.
- Phòng ngừa không để xảy ra điểm nóng; khi xảy ra điểm nóng, giải quyết dứt điểm, nhanh gọn, không để bùng phát lan rộng, kéo dài.
III. ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM SAU1975
2. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ
Câu 6: Theo em, học sinh có trách nhiệm gì trong phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ?
Gợi ý đáp án:
- Tham gia học tập đầy đủ, nghiêm túc các hoạt động giáo dục, tuyên truyền do nhà trường và địa phương tổ chức để nâng cao nhận thức, khả năng nhận diện đối tượng thực hiện âm mưu, thủ đoạn chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các trang mạng xã hội.
- Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; luôn cảnh giác để không bị kích động, lợi dụng, lôi kéo; không tụ tập gây mất trật tự công cộng hoặc tham gia biểu tình trái pháp luật.
– Thực hiện các hành vi và ứng xử trên mạng xã hội đúng quy định của pháp luật, phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tuân thủ các quy định về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin; tuyệt đối không thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng.
– Phát hiện, cung cấp cho nhà trường và địa phương nơi cư trú thông tin về các hành vi sử dụng không gian mạng để đăng tải, phát tán nội dung phản động; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm tôn giáo, kích động gây bạo loạn; xúi giục, lôi kéo người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, làm nhục, vu khống; bịa đặt, thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân,...
- Không xem, nghe, đồng tình, chia sẻ, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và các trang mạng xã hội những thông tin xấu, độc, tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam.
- Tích cực, chủ động tham gia và vận động bạn bè, người thân, cộng đồng đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, tư tưởng thù địch, phản động chống phá cách mạng Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như ở địa phương.
Luyện tập
Câu 3: Một người khách đến cửa hàng photocopy vừa khai trương của nhà An và nói: "Tôi muốn sao tài liệu này thành 500 bản, tôi sẽ trả giá gấp đôi". Em trai An vội nhận lời và bật máy định làm ngay vì đây là khách hàng đầu tiên. Khi An đọc tiêu đề tài liệu thì biết tài liệu này không được phép lưu hành ở Việt Nam.
Theo em, An sẽ xử trí như thế nào?
Gợi ý đáp án:
An sẽ ngừng ngay việc sao chép. Đầu tiên, An sẽ giải thích cho khách hàng về việc không thể sao chép tài liệu và nhấn mạnh rằng việc này là vi phạm pháp luật. Hơn nữa, An sẽ đề xuất cho khách hàng các phương án khác để giải quyết nhu cầu của họ mà không vi phạm quy định pháp luật, chẳng hạn như tìm kiếm tài liệu tương tự được phép lưu hành hoặc hướng dẫn khách hàng về các thủ tục pháp lý cần thiết.
Câu 4: Minh và Bình vừa đăng kí là thành viên của một nhóm trên Facebook. Trên mạng xã hội vừa đưa hình ảnh mấy chục người tụ tập gây rối trật tự công cộng ở một rạp chiếu phim thuộc xã X. Bình nói với Minh: "Mình sẽ chia sẻ trên nhóm vừa tham gia những hình ảnh này nhưng sửa thành: "Liên tục trong mấy ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Y có hàng trăm người tụ tập, gây rối trật tự công cộng ở rạp chiếu phim, sân vận động, công viên, đường phố,...". Số người theo dõi Facebook của mình sẽ tăng vọt cho mà xem".
Nếu là Minh, em sẽ xử trí như thế nào?
Gợi ý đáp án:
Em sẽ không đồng ý với Bình về việc chia sẻ hình ảnh và sửa nội dung như vậy trên nhóm Facebook. Việc chia sẻ thông tin không chính xác và sửa đổi để tạo ra hiệu ứng gây sốc hoặc thu hút sự chú ý không chỉ là vi phạm đạo đức mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Minh có thể đề xuất với Bình việc chia sẻ thông tin chính xác và đúng sự thật về tình hình gây rối trật tự công cộng, mà không cần phải thêm bớt thông tin hay sửa đổi nội dung. Minh có thể đề nghị Bình chia sẻ thông tin từ các nguồn tin cậy hoặc đưa ra các ý kiến cá nhân về tình trạng này một cách khách quan và có trách nhiệm.
Câu 5: Dũng học rất giỏi môn Tin học, đặc biệt là khả năng chọn chính xác từ khoá để sử dụng hiệu quả công cụ tìm kiếm trên internet. Một hôm, Dũng được một nhóm trên Facebook mời tập hợp thông tin nóng trong ngày về các câu chuyện học sinh xích mích, cãi cọ, mâu thuẫn, xô xát, đánh nhau,... rồi chia sẻ để càng nhiều người biết càng tốt, kèm theo lời mời có mức thù lao khá hấp dẫn đối với một học sinh.
Em hãy tư vấn cho Dũng.
Gợi ý đáp án:
Dũng nên từ chối tham gia hoặc chia sẻ thông tin liên quan đến các câu chuyện xích mích, cãi cọ, mâu thuẫn, xô xát, đánh nhau giữa học sinh trên mạng xã hội. Việc này không chỉ vi phạm quy định của trường học mà còn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho các bên liên quan. Thay vào đó, Dũng có thể sử dụng khả năng của mình để chia sẻ những thông tin tích cực, giáo dục hoặc động viên các học sinh trong cộng đồng. Việc này không chỉ bảo vệ quyền riêng tư và danh dự của người khác mà còn khuyến khích hành động tích cực và góp phần vào một môi trường trực tuyến lành mạnh và xây dựng.
Câu 6: Bạn Quân học lớp 12, có em trai là Quang học lớp 10. Chiều Chủ nhật tuần này, trường của Quang tổ chức ngoại khoá với chủ đề "Phương thức, thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao trên không gian mạng – Những điều học sinh cần biết". Chủ trì trao đổi, thảo luận là các cô, chú ở Công an huyện. Quang định nói với bố mẹ viết giấy xin phép không tham gia buổi ngoại khoá này vì Quang là tiền đạo trong đội bóng của xã và sẽ thi đấu trận chung kết đúng vào thời gian ngoại khoá diễn ra. Nếu em là Quân, em sẽ xử trí như thế nào?
Gợi ý đáp án:
Nếu tôi là Quân, tôi sẽ khuyến khích em trai của mình là Quang tham gia buổi ngoại khoá về "Phương thức, thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao trên không gian mạng". Dù việc thi đấu trong trận chung kết là quan trọng, nhưng việc hiểu biết về an ninh mạng và cách bảo vệ bản thân trên internet cũng rất quan trọng đối với sự phát triển và an toàn cá nhân của Quang. Tôi sẽ giải thích cho Quang rằng việc hiểu biết về an ninh mạng không chỉ giúp an toàn cho bản thân mình mà còn giúp bảo vệ thông tin cá nhân và gia đình. Ngoài ra, buổi ngoại khoá cũng là cơ hội tốt để Quang học hỏi và trao đổi kiến thức với các chuyên gia trong lĩnh vực này.
VẬN DỤNG
Câu 1: Em hãy chuẩn bị và trình bày trước lớp một trong hai chủ đề sau:
- Những hành vi học sinh không được làm để góp phần phòng, chống chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ.
- Những hoạt động ở địa phương nơi em học tập, sinh sống để phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ.
Gợi ý đáp án:
Không tham gia vào các hoạt động phá hoại, gây rối trật tự công cộng hoặc các hành vi xúi giục gây mất ổn định xã hội.
Không lan truyền thông tin giả mạo, xuyên tạc hoặc kích động người khác tham gia vào các hoạt động bạo loạn hoặc phản động.
Không tham gia vào các nhóm, tổ chức có mục tiêu hoặc ý đồ phá hoại trật tự, an ninh quốc gia.
Không tham gia vào việc lập mạng lưới hoặc tuyển mộ người khác để tham gia vào các hoạt động chống phá pháp luật hoặc chống lại chính phủ.
Không sử dụng mạng xã hội hoặc các phương tiện truyền thông khác để kích động, xuyên tạc thông tin hoặc gây hiểu lầm trong cộng đồng.
Không tham gia vào việc tuyên truyền, lan truyền các ý kiến hoặc thông điệp phản động, chống phá chính phủ hoặc các tổ chức chính thống.
Không tham gia vào việc vận động, phổ biến hoặc ủng hộ các hoạt động bạo loạn, lật đổ chính quyền hay gây rối trật tự công cộng.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều
Bình luận