Đáp án Quốc phòng an ninh 12 Cánh diều bài 7: Tìm và giữ phương hướng

Đáp án bài 7: Tìm và giữ phương hướng. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Quốc phòng an ninh 12 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 7: TÌM VÀ GIỮ PHƯƠNG HƯỚNG

MỞ ĐẦU

Giả sử em là các bạn trong các tình huống sau, em sẽ xử trí như thế nào để có thể tìm được đường về nhà? 

1. Kì nghỉ hè, bạn An theo bố lên tàu đi đánh cá biển. Sau một trận bão, toàn bộ thiết bị định vị và liên lạc trên tàu bị hư hỏng, tàu bị mất phương hướng. 

2. Hai bạn Kiên và Bình đi du lịch không may bị lạc ở giữa một khu rừng xa dân cư và có nhiều chướng ngại vật che khuất tầm nhìn. Hai bạn không mang theo bản đồ, la bàn và điện thoại cũng bị mất sóng.

Gợi ý đáp án:

1. Giữ bình tĩnh và đánh giá tình hình một cách chính xác. An cần kiểm tra xem trên tàu còn những thiết bị nào có thể sử dụng được không, chẳng hạn như đèn hiệu hoặc pháo sáng để thu hút sự chú ý của các tàu khác. Nếu có thể, An nên cố gắng xác định vị trí của mặt trời hoặc các ngôi sao để định hướng phương hướng đi. Trong khi chờ đợi giải cứu, An và thủy thủ đoàn nên tổ chức các hoạt động sinh tồn như kiếm nước uống và thức ăn.

2. Đối với Kiên và Bình, việc quan trọng nhất là không được hoảng loạn và phải cố gắng duy trì sự liên lạc với nhau. Họ nên quan sát kỹ lưỡng môi trường xung quanh để tìm ra dấu hiệu của con người hoặc lối mòn có thể dẫn ra khỏi rừng. Nếu có suối hoặc sông, họ có thể theo dòng nước vì thường sẽ có người sinh sống gần nguồn nước. Họ cũng nên tạo ra các dấu hiệu nhận biết trên đường đi để tránh đi lạc và giúp người khác có thể tìm thấy họ.

I. TÌM PHƯƠNG HƯỚNG

1. Tìm phương hướng bằng địa bàn (la bàn)

Câu 1: Em hãy xác định phương hướng dựa vào địa bàn theo hướng dẫn 

Gợi ý đáp án:

- Bước 1: Mở nắp địa bàn và chốt hãm nam châm; đặt địa bàn trên mặt phẳng ngang, kim địa bàn (phần màu đỏ) luôn chỉ hướng bắc (hình 7.1).

- Bước 2: Xoay địa bàn sao cho phần màu đỏ của kim nam châm chỉ vào số “0” trên mặt số địa bàn.

- Bước 3: Đánh dấu hướng bắc trên thực địa bằng vật chuẩn; tìm và đánh dấu các hướng còn lại.

2. Tìm phương hướng dựa vào Mặt Trời

Câu 2: Em hãy xác định phương hướng dựa vào Mặt Trời và đồng hồ, dựa vào Mặt Trời và gậy theo hướng dẫn

Gợi ý đáp án:

a) Dựa vào Mặt Trời và đồng hồ

- Điều kiện thực hiện: Có nắng.

- Chuẩn bị: Đồng hồ có mặt số chia thành 12 giờ, que nhỏ dài khoảng 20 cm, keo gắn đồ vật, miếng xốp.

+ Bước 1: Đặt miếng xốp trên mặt đất hoặc trên bàn. Dùng keo gắn que nhỏ vuông góc với mặt phẳng của miếng xốp. Mặt Trời chiếu vào que sẽ tạo ra một cái bóng.

+ Bước 2: Đặt đồng hồ sao cho bóng của que trùng lên kim chỉ giờ. Đường phân giác của góc hợp bởi kim chỉ giờ và số 12 sẽ chỉ hướng năm. Chọn một vật chuẩn trên thực địa để đánh dấu hướng nam.

+ Bước 3: Xác định, chọn các vật chuẩn trên thực địa để đánh dấu các hướng còn lại.

b) Dựa vào Mặt Trời và gậy

- Điều kiện thực hiện: Có nắng.

+ Bước 1: Cắm một cây gậy thẳng, vuông góc xuống mặt đất, đỉnh bóng ban đầu của gậy là T.

+ Bước 2: Sau 15 phút sau, đỉnh bóng của cây gậy lúc này là Đ. Khi đó đầu T của đoạn thẳng TĐ chỉ hướng tây và đầu Đ chỉ hướng đông.

+ Bước 3: Đánh dấu các hướng tây, đông trên thực địa bằng vật chuẩn, tìm và đánh dấu các hướng còn lại.

Luyện tập

Câu 1: Xác định phương hướng dựa vào Mặt Trời và đồng hồ; dựa vào Mặt Trời và gậy: Cá nhân tự thực hiện.

Thực hiện theo nhóm: Một học sinh thực hiện; các học sinh còn lại quan sát, nhận xét, góp ý, sau đó đổi vai cho nhau.

Gợi ý đáp án:

a) Dựa vào Mặt Trời và đồng hồ

- Chuẩn bị: Đồng hồ có mặt số chia thành 12 giờ, que nhỏ dài khoảng 20 cm, keo gắn đồ vật, miếng xốp.

+ Bước 1: Đặt miếng xốp trên mặt đất hoặc trên bàn. Dùng keo gắn que nhỏ vuông góc với mặt phẳng của miếng xốp. Mặt Trời chiếu vào que sẽ tạo ra một cái bóng.

+ Bước 2: Đặt đồng hồ sao cho bóng của que trùng lên kim chỉ giờ. Đường phân giác của góc hợp bởi kim chỉ giờ và số 12 sẽ chỉ hướng năm. Chọn một vật chuẩn trên thực địa để đánh dấu hướng nam.

+ Bước 3: Xác định, chọn các vật chuẩn trên thực địa để đánh dấu các hướng còn lại.

b) Dựa vào Mặt Trời và gậy

+ Bước 1: Cắm một cây gậy thẳng, vuông góc xuống mặt đất, đỉnh bóng ban đầu của gậy là T.

+ Bước 2: Sau 15 phút sau, đỉnh bóng của cây gậy lúc này là Đ. Khi đó đầu T của đoạn thẳng TĐ chỉ hướng tây và đầu Đ chỉ hướng đông.

+ Bước 3: Đánh dấu các hướng tây, đông trên thực địa bằng vật chuẩn, tìm và đánh dấu các hướng còn lại.

3. Tìm phương hướng dựa vào Mặt Trăng

Câu 4: Em hãy xác định phương hướng dựa vào Mặt Trăng theo hướng dẫn 

Gợi ý đáp án:

– Điều kiện thực hiện: Ban đêm, trời có trăng non (những ngày đầu tháng Âm lịch) hoặc trăng khuyết (những ngày cuối tháng Âm lịch).

+ Bước 1: Kẻ đường thẳng tưởng tượng chia Mặt Trăng thành hai nửa đối xứng, đường thẳng này qua phần tối, phần sáng và cắt đường chân trời. Đối với những ngày trăng non, hướng đường thẳng đi từ tâm Mặt Trăng qua phần sáng là hướng tây (hình 7.4a); đối với những ngày trăng khuyết, hướng đường thẳng đi từ tâm Mặt Trăng qua phần sáng là hướng đông (hình 7.4b). Chọn một vật chuẩn trên thực địa để đánh dấu hướng tây (đối với trăng non) hoặc hướng đông (đối với trăng khuyết).

BÀI 7: TÌM VÀ GIỮ PHƯƠNG HƯỚNG

+ Bước 2: Xác định, chọn vật chuẩn trên thực địa để đánh dấu các hướng còn lại.

4. Tìm phương hướng dựa vào sao Bắc Cực

Câu 4: Em hãy xác định phương hướng dựa vào sao Bắc Cực theo hướng dẫn

Gợi ý đáp án:

- Điều kiện thực hiện: Ban đêm, trời có sao.

+ Bước 1: Xác định chòm sao Đại Hùng Tỉnh gồm 7 ngôi sao kết thành hình cái xoong (hình 7.5).

BÀI 7: TÌM VÀ GIỮ PHƯƠNG HƯỚNG

+ Bước 2: Kéo dài đoạn thẳng tưởng tượng đi qua hai ngôi sao thuộc phần đầu cái xoong (gọi là A và B) về phía B một đoạn bằng 5 lần đoạn thẳng AB ta có vị trí sao Bắc Cực (hình 7.5).

+ Bước 3: Kẻ đường thẳng tưởng tượng đi từ vị trí của sao Bắc Cực hướng vuông góc với đường chân trời thì đó là hướng bắc. Chọn một vật chuẩn trên thực địa để đánh dấu hướng bắc.

+ Bước 4: Xác định, chọn vật chuẩn trên thực địa để đánh dấu các hướng còn lại.

Luyện tập

Câu 2: Xác định phương hướng dựa vào Mặt Trăng và sao Bắc Cực

Gợi ý đáp án:

  • Xác định phương hướng dựa vào Mặt Trăng 

+ Bước 1: Kẻ đường thẳng tưởng tượng chia Mặt Trăng thành hai nửa đối xứng, đường thẳng này qua phần tối, phần sáng và cắt đường chân trời. Đối với những ngày trăng non, hướng đường thẳng đi từ tâm Mặt Trăng qua phần sáng là hướng tây (hình 7.4a); đối với những ngày trăng khuyết, hướng đường thẳng đi từ tâm Mặt Trăng qua phần sáng là hướng đông (hình 7.4b). Chọn một vật chuẩn trên thực địa để đánh dấu hướng tây (đối với trăng non) hoặc hướng đông (đối với trăng khuyết).

BÀI 7: TÌM VÀ GIỮ PHƯƠNG HƯỚNG

+ Bước 2: Xác định, chọn vật chuẩn trên thực địa để đánh dấu các hướng còn lại.

  • Xác định phương hướng dựa vào sao Bắc Cực

+ Bước 1: Xác định chòm sao Đại Hùng Tỉnh gồm 7 ngôi sao kết thành hình cái xoong (hình 7.5).

BÀI 7: TÌM VÀ GIỮ PHƯƠNG HƯỚNG

+ Bước 2: Kéo dài đoạn thẳng tưởng tượng đi qua hai ngôi sao thuộc phần đầu cái xoong (gọi là A và B) về phía B một đoạn bằng 5 lần đoạn thẳng AB ta có vị trí sao Bắc Cực (hình 7.5).

+ Bước 3: Kẻ đường thẳng tưởng tượng đi từ vị trí của sao Bắc Cực hướng vuông góc với đường chân trời thì đó là hướng bắc. Chọn một vật chuẩn trên thực địa để đánh dấu hướng bắc.

+ Bước 4: Xác định, chọn vật chuẩn trên thực địa để đánh dấu các hướng còn lại.

5. Tìm phương hướng bằng một số cách khác

Câu 5: Em hãy xác định phương hướng dựa vào đặc điểm sinh thái thực vật, tập tính của một số động vật, hướng chảy của con sông theo hướng dẫn

Gợi ý đáp án:

a) Dựa vào đặc điểm sinh thái thực vật

Ở các tảng đá độc lập và các công trình xây dựng lâu năm, bên ẩm ướt, nhiều rêu, màu sắc sẫm tối hơn là hướng bắc; bên khô ráo, ít rêu, màu sắc sáng hơn là hướng nam (hình 7.6a). Ở cây độc lập, bên phía vỏ cây sần sùi, ẩm ướt, nhiều rêu, cành lá nhỏ yếu là hướng bắc; bên phía vỏ cây tròn nhẵn, khô ráo, ít rêu, cành lá xanh tốt là hướng nam (hình 7.6b). Khi đang trong quá trình phát triển, hoa hướng dương (hình 7.6c) luôn quay về phía Mặt Trời (ban đêm, hoa quay về hướng đông); khi trưởng thành, hoa hướng dương không di chuyển theo Mặt Trời mà luôn hướng về hướng đông.

BÀI 7: TÌM VÀ GIỮ PHƯƠNG HƯỚNG

b) Dựa vào tập tính của một số động vật

BÀI 7: TÌM VÀ GIỮ PHƯƠNG HƯỚNG

Ban đêm, ở cành cây phía bên nào có chim ngủ hoặc có nhiều lông chim bay ra thì bên đó là hướng nam. Mùa hè, ở xung quanh gốc cây, bên có phân chim dưới đất nhiều hơn là hướng nam. Một số loài chim thường bay cao thành từng đàn về hướng nam vào mùa đông, về hướng bắc vào mùa hè. Chim, kiến thường làm tổ có phần thành dày hơn quay về hướng bắc (hình 7.7).

c) Dựa vào hướng chảy của con sông

Ở khu vực phía Bắc nước ta, các sông lớn chảy theo hướng tây bắc – đông nam ra biển (trừ sông Kỳ Cùng chảy theo hướng ngược lại); ở khu vực Đông Trường Sơn các sông lớn chảy theo hướng tây - đông ra biển; ở khu vực phía Nam (bao gồm Tây Nguyên, duyên hải Trung Bộ và Nam Bộ), các sông chảy theo hướng tây bắc – đông nam ra biển (trừ sông Srê Pôk chảy theo hướng ngược lại).

Luyện tập

Câu 3: Xác định phương hướng dựa vào đặc điểm sinh thái thực vật và dựa vào tập tính của một số động vật:

– Cá nhân tự thực hiện.

– Thực hiện theo nhóm: một học sinh thực hiện; các học sinh còn lại quan sát, nhận xét, góp ý, sau đó đổi vai cho nhau.

Gợi ý đáp án:

a) Dựa vào đặc điểm sinh thái thực vật:

+ Ở các tảng đá độc lập và công trình xây dựng lâu năm, hướng bắc thường có màu sắc sẫm tối hơn và ẩm ướt, nhiều rêu. Hướng nam thường khô ráo và có ít rêu.

+ Cây độc lập thường có bên phía bắc với vỏ cây sần sùi, ẩm ướt, nhiều rêu. Bên phía nam có vỏ cây tròn nhẵn, khô ráo, ít rêu.

b) Dựa vào tập tính của một số động vật:

+ Ban đêm, các chim ngủ hoặc có nhiều lông chim bay ra ở phía nào của cây thường là hướng nam.

+ Mùa hè, bên có phân chim dưới đất nhiều hơn là hướng nam. Một số loài chim bay cao thành từng đàn về hướng nam vào mùa đông và về hướng bắc vào mùa hè.

c) Dựa vào hướng chảy của con sông:

+ Ở khu vực phía Bắc, các sông lớn thường chảy theo hướng tây bắc - đông nam ra biển.

+ Ở khu vực Đông Trường Sơn, các sông lớn thường chảy theo hướng tây - đông ra biển.

+ Ở khu vực phía Nam, các sông thường chảy theo hướng tây bắc - đông nam ra biển.

II. GIỮ PHƯƠNG HƯỚNG

1. Trước khi di chuyển

Câu 1: Để giữ phương hướng, cần phải làm gì trước và trong quá trình di chuyển?

Gợi ý đáp án:

- Trước khi di chuyển

Hiểu rõ nhiệm vụ, hướng đường đi đến nơi và hướng của từng chặng (nếu đường đi gồm nhiều chặng); xác định vật chuẩn dễ nhìn thấy (đỉnh núi, cây độc lập, nhà thờ, nhà cao tầng,...) và một số đặc điểm trên đường đi. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần mang theo như la bàn, bản đồ, điện thoại thông minh,... giúp cho việc tìm và giữ phương hướng.

- Quá trình di chuyển

Dựa vào các vật chuẩn và hướng chuẩn để di chuyển. Phải luôn xem xét nắm phương hướng, địa hình, vật chuẩn, vị trí nơi phát ra tiếng động, ánh sáng,... để bảo đảm di chuyển chính xác theo đường, hướng đi đến nơi cần đến. Có thể dùng la bàn dóng hướng và chọn một điểm chuẩn dễ nhận thấy nhất trên đường đi để làm đích đến; khi đến đích, lại dùng la bàn ngắm một điểm tiếp theo để giữ đúng hướng đi. Khi di chuyển cần ghi nhớ đặc điểm địa hình, địa vật và đánh dấu (nếu cần). – Khi gặp vật cản như ao, hồ, đầm lầy,... cần kết hợp giữa vòng tránh theo đường gấp khúc với ước lượng cự li bằng bước chân để vượt qua vật cản.

Câu 2: Khi bị lạc hướng, cần xử trí như thế nào?

Gợi ý đáp án:

- Không tiếp tục di chuyển, đợi người đi trước có thể quay lại tìm. 

- Đối chiếu đặc điểm địa hình, địa vật đã đi qua với đặc điểm trên đường đi được mô tả khi nhận nhiệm vụ để xác định vị trí bắt đầu bị lạc.

- Quay lại vị trí xuất phát rồi xác định lại hướng đi đến nơi cần đến.

- Tại địa điểm bị lạc, xác định lại hướng đi mới đến nơi cần đến.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác