Đáp án Quốc phòng an ninh 12 Cánh diều bài 8: Vận dụng các tư thế, động tác cơ bản khi vận động trong chiến đấu
Đáp án bài 8: Vận dụng các tư thế, động tác cơ bản khi vận động trong chiến đấu. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Quốc phòng an ninh 12 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 8: VẬN DỤNG CÁC TƯ THẾ, ĐỘNG TÁC CƠ BẢN KHI VẬN ĐỘNG TRONG
CHIẾN ĐẤU
MỞ ĐẦU
Theo em, chiến sĩ trong hình 8.1 có thể vận dụng tư thế, động tác cơ bản nào trong chiến đấu để tiếp cận các địa vật phía trước, tiêu diệt địch?
Gợi ý đáp án:
Theo em, chiến sĩ trong hình 8.1 có thể vận dụng tư thế, động tác ân nấp, đi khom thấp, lê, bò trong chiến đấu để tiếp cận các địa vật phía trước, tiêu diệt địch
I. Ý NGHĨA, YÊU CẦU, THỜI CƠ VẬN ĐỘNG
1. Ý nghĩa
Câu 1: Em hãy nêu ý nghĩa, yêu cầu vận dụng các tư thế, động tác cơ bản khi vận động trong chiến đấu.
Gợi ý đáp án:
- Ý nghĩa: Vận dụng các tư thế, động tác cơ bản phù hợp với điều kiện địch, địa hình trong chiến đấu có vị trí hết sức quan trọng, giúp người chiến sĩ bí mật tiếp cận mục tiêu, bất ngờ sử dụng vũ khí tiêu diệt địch, bảo vệ mình, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Yêu cầu: quyết tâm chiến đấu cao; nắm chắc tình hình địch, địa hình, địa vật; nắm chắc tư thế động tác, vận dụng linh hoạt, xử trí tình huống chính xác, kịp thời; hiệp đồng chặt chẽ với đồng đội và cấp trên.
II. VẬN DỤNG TRONG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG, ĐỊA HÌNH KHÁC NHAU
1. Vận động dưới hoả lực bắn thẳng của địch
Câu 1: Em hãy vận dụng các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu để vận động dưới hoả lực bắn thẳng của địch theo hướng dẫn
Gợi ý đáp án:
- Tư thế, động tác thường vận dụng: lê, trườn, vọt tiến (hình 8.2).
- Trước khi vận động: nắm chắc tình hình địch, địa hình, địa vật để xác định đường vận động, thời cơ vận động.
- Khi vận động: nếu vật lợi dụng thấp, không che khuất được toàn thân thì có thể nghi binh lừa địch như dừng lại một chỗ, cắm cành lá hoặc để các vật mà địch nghi ngờ ở đó rồi bí mật, nhanh chóng tiến đến địa hình, địa vật ẩn nấp để bắn.
Không nên chạy một mạch đến nơi rồi áp người ngay vào địa hình, địa vật ẩn nấp. Nếu vận dụng vọt tiến, khi đến cách vị trí, địa vật cần lợi dụng (ẩn nấp) từ 2 – 3 m thì nằm xuống, sau đó vận dụng các tư thế vận động thấp để tiếp cận vào vị trí, địa vật lợi dụng (ẩn nấp).
- Khi tới nơi ẩn nấp: từ từ nhô đầu lên hoặc nghiêng đầu để quan sát địch, tốt nhất là quan sát qua khe, kẽ nơi ẩn nấp. Nếu hoả lực địch uy hiếp mạnh, phải nghi binh thu hút sự chú ý của địch về một phía của nơi ẩn nấp, rồi quan sát phía bên kia. Khi quan sát phải xác định mục tiêu quan trọng và mục tiêu có liên quan, nhanh chóng ước lượng cự li của mục tiêu để tiêu diệt địch. Khi sử dụng vũ khí không nên ở lâu một chỗ, nên vừa sử dụng vũ khí vừa chọn thời cơ, đường vận động để di chuyển sang nơi ẩn nấp mới.
- Rời khỏi nơi ẩn nấp: thường di chuyển về phía sau hoặc sang phải (trái) một vài bước rồi đột nhiên vọt tiến..
Luyện tập
Câu 1: Vận dụng các tư thế, động tác lê, bò, trườn, vọt tiến để vận động dưới hoả lực bắn thẳng của địch:
- Cá nhân tự thực hiện.
- Thực hiện theo nhóm: một học sinh thực hiện; những học sinh còn lại quan sát, nhận xét, góp ý, sau đó đổi vai cho nhau.
Gợi ý đáp án:
Tư thế và động tác thường sử dụng bao gồm lê, trườn, và vọt tiến.
Trước khi di chuyển, cần phải nắm chắc tình hình địch, địa hình và địa vật để xác định đường đi và thời cơ phù hợp.
Khi di chuyển, nếu không thể che khuất toàn bộ cơ thể, có thể sử dụng kỹ thuật nghi binh để lừa địch.
Không nên chạy thẳng đến nơi ẩn nấp. Nếu sử dụng vọt tiến, cần nằm xuống khi cách nơi cần đến khoảng 2-3m, sau đó sử dụng các động tác vận động thấp để tiếp cận.
Khi đến nơi ẩn nấp, cần quan sát địch từ xa và xác định mục tiêu quan trọng.
Khi sử dụng vũ khí, không nên ở lại một chỗ lâu dài và cần di chuyển sang nơi ẩn nấp mới sau khi sử dụng.
Khi rời khỏi nơi ẩn nấp, thường di chuyển về phía sau hoặc sang bên trái (phải) trước khi vọt tiến.
2. Vận động dưới hoả lực không quân, pháo binh, súng cối của địch
Câu 2: Em hãy vận dụng các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu để vận động dưới hoà lực không quân, pháo binh, súng cối của địch theo hướng dẫn
Gợi ý đáp án:
- Động tác thường vận dụng: Đi khom, trườn, vọt tiến. Thời cơ vận động chủ yếu là giữa hai loạt đạn nổ của dịch hoặc lúc dịch chuyển làn, chuyển hướng bắn sang nơi khác.
- Khi địch dùng pháo binh, súng phóng lựu đạn bắn khống chế đường vận động của ta, phải nhanh chóng lợi dụng địa hình, địa vật che đỡ, chỗ trũng thấp, khe, rãnh, mương máng, hố bom đạn, bờ tường, hầm, hào để ẩn nấp hoặc vận động.
- Khi ẩn nấp, thường dùng tư thế thấp, áp sát người vào thành vách bờ tường, bờ hào,... phía có súng địch bắn tới hoặc nằm sát xuống mương máng, hào rãnh,... nhưng phải căn cứ tiếng súng bắn, đạn nổ và hành động của đồng đội để chọn thời cơ, đường vận động hoặc nơi ẩn nấp tiếp theo.
Luyện tập
Câu 2: Vận dụng các động tác đi khom, vọt tiến, trườn để vận động dưới hoả lực không quân, pháo binh, súng cối của địch:
– Cá nhân tự thực hiện.
– Thực hiện theo nhóm: một học sinh thực hiện; những học sinh còn lại quan sát, nhận xét, góp ý, sau đó đổi vai cho nhau.
Gợi ý đáp án:
Động tác thường sử dụng bao gồm đi khom, trườn và vọt tiến. Thời cơ vận động chủ yếu xảy ra giữa hai loạt đạn nổ của địch hoặc khi địch chuyển hướng bắn.
Khi đối phương sử dụng pháo binh hoặc súng phóng lựu để kiểm soát đường vận động, cần nhanh chóng tìm đến địa hình che chắn như khe, rãnh, hố bom đạn hoặc bờ tường để ẩn nấp hoặc di chuyển.
Trong khi ẩn nấp, thường sử dụng tư thế thấp và áp sát vào cấu trúc của môi trường như bờ tường hoặc hố rãnh. Tuy nhiên, việc lựa chọn thời điểm và đường di chuyển tiếp theo phụ thuộc vào tiếng súng, đạn nổ và hành động của đồng đội.
3. Vận động bí mật đến gần địch trong một số địa hình
Câu 3: Em hãy vận dụng các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu để vận động qua địa hình nhiều cây cối rậm rạp, qua địa hình trống trải hoặc không kín đáo, qua nơi dễ phát ra tiếng động để bí mật đến gần địch theo hướng dẫn
Gợi ý đáp án:
a) Vận động qua địa hình nhiều cây cối rậm rạp
- Địa hình nhiều cây cối rậm rạp, tiện dụng để giấu kín hành động khi vận động, tạm dừng.... nhưng cũng dễ bị rung động và phát ra tiếng động khi ta vượt qua hoặc lợi dụng để ẩn nấp.
- Động tác thường vận dụng: Đi khom (hình 8.4). Khi vận động qua loại địa hình này phải nhẹ nhàng, thận trọng.
b) Vận động qua địa hình trống trải hoặc không kín đáo
- Địa hình trống trải hoặc không kín đáo là địa hình khi ta vận động qua địch có thể nhìn thấy như bãi phẳng, mặt đường, đồi trọc, vườn cây thưa,...
– Động tác thường vận dụng: đi, chạy, vọt tiến, lê thấp (hình 8.5), bò. Tranh thủ thời cơ thuận lợi, khi địch không chú ý, sương mù, khói bụi dày đặc che mắt địch hoặc nghi binh, lừa địch chú ý nơi khác để nhanh chóng vượt qua. Ban ngày, có thể dùng tư thế phù hợp, động tác khéo léo, thận trọng để vượt qua. Ban đêm, có thể nguy trang, dùng tư thế thấp, thu nhỏ tiết diện cơ thể, tiến thẳng về hướng địch, người không nhấp nhô, chuyển động qua lại.
c) Vận động qua nơi dễ phát ra tiếng động
- Những nơi dễ phát ra tiếng động là nơi có nhiều sỏi đá, gạch vụn, cành khô, lá mục, nơi có súc vật, côn trùng,…
- Động tác thường vận dụng: trườn, lê cao, bò cao (hình 8.6). Khi vượt qua những nơi này, động tác phải nhẹ nhàng, thận trọng, bảo đảm tư thế vững chắc không phát ra tiếng động mạnh.
- Khi thấy súc vật, chim muông, côn trùng có dấu hiệu khác thường (như chó sủa, ngỗng kêu, chim bay, côn trùng đang kêu bỗng im bặt,...), phải ngừng vận động, nghe ngóng, sau đó mới tiếp tục vận động.
Luyện tập
Câu 3: Vận dụng tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu để vận động qua địa hình nhiều cây cối rậm rạp, qua địa hình trống trải hoặc hoặc không kín đáo, qua nơi dễ phát ra tiếng động để bí mật đến gần địch:
– Cá nhân tự luyện tập.
– Thực hiện theo nhóm: một học sinh thực hiện; những học sinh còn lại quan sát, nhận xét, góp ý, sau đó đổi vai cho nhau.
Gợi ý đáp án:
a) Vận động qua địa hình nhiều cây cối rậm rạp:
+ Sử dụng động tác đi khom để giảm tiếng động và giữ sự kín đáo.
+ Thận trọng và nhẹ nhàng khi vận động để tránh làm rung động cây cối và phát ra tiếng động.
b) Vận động qua địa hình trống trải hoặc không kín đáo:
+ Sử dụng các động tác như đi, chạy, vọt tiến, lê thấp, và bò.
+ Tận dụng thời cơ thuận lợi, sương mù, hoặc khói bụi để ngụy trang và vượt qua mà không bị phát hiện.
c) Vận động qua nơi dễ phát ra tiếng động:
+ Sử dụng các động tác như trườn, lê cao, và bò cao để giảm tiếng động.
+ Cẩn thận khi gặp súc vật, chim muông, hoặc côn trùng bất thường để tránh bị phát hiện.
Vận dụng
– Thực hành vận động tổng hợp dưới hoả lực bắn thẳng và hoả lực phòng không, pháo binh, súng cối của địch.
- Thực hành vận động tổng hợp qua địa hình nhiều cây cối rậm rạp, địa hình trống trải hoặc không kín đáo và nơi dễ phát ra tiếng động.
Gợi ý đáp án:
a) Vận động qua địa hình nhiều cây cối rậm rạp
- Địa hình nhiều cây cối rậm rạp, tiện dụng để giấu kín hành động khi vận động, tạm dừng.... nhưng cũng dễ bị rung động và phát ra tiếng động khi ta vượt qua hoặc lợi dụng để ẩn nấp.
- Động tác thường vận dụng: Đi khom. Khi vận động qua loại địa hình này phải nhẹ nhàng, thận trọng.
b) Vận động qua địa hình trống trải hoặc không kín đáo
- Địa hình trống trải hoặc không kín đáo là địa hình khi ta vận động qua địch có thể nhìn thấy như bãi phẳng, mặt đường, đồi trọc, vườn cây thưa,...
– Động tác thường vận dụng: đi, chạy, vọt tiến, lê thấp, bò. Tranh thủ thời cơ thuận lợi, khi địch không chú ý, sương mù, khói bụi dày đặc che mắt địch hoặc nghi binh, lừa địch chú ý nơi khác để nhanh chóng vượt qua. Ban ngày, có thể dùng tư thế phù hợp, động tác khéo léo, thận trọng để vượt qua. Ban đêm, có thể nguy trang, dùng tư thế thấp, thu nhỏ tiết diện cơ thể, tiến thẳng về hướng địch, người không nhấp nhô, chuyển động qua lại.
c) Vận động qua nơi dễ phát ra tiếng động
- Những nơi dễ phát ra tiếng động là nơi có nhiều sỏi đá, gạch vụn, cành khô, lá mục, nơi có súc vật, côn trùng,…
- Động tác thường vận dụng: trườn, lê cao, bò cao. Khi vượt qua những nơi này, động tác phải nhẹ nhàng, thận trọng, bảo đảm tư thế vững chắc không phát ra tiếng động mạnh.
- Khi thấy súc vật, chim muông, côn trùng có dấu hiệu khác thường (như chó sủa, ngỗng kêu, chim bay, côn trùng đang kêu bỗng im bặt,...), phải ngừng vận động, nghe ngóng, sau đó mới tiếp tục vận động.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều
Bình luận