Đáp án Lịch sử 8 Chân trời bài 4 Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

Đáp án bài 4 Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 4: XUNG ĐỘT NAM- BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH NGUYỄN

1. SỰ RA ĐỜI CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC.

CH: Em hãy cho biết những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc. 

Gợi ý đáp án:

- Đầu thế kỷ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập triều Mạc.

2. CÁC CUỘC XUNG ĐỘT NAM- BẮC TRIỀU, TRỊNH NGUYỄN.

CH: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy giải thích nguyên nhân làm bùng nổ xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn. 

Gợi ý đáp án:

+ Cuối triều Lê các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi tranh giành quyền lực.

+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều).

+ Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lập ra Nam triều.

3. HỆ QUẢ XUNG ĐỘT NAM- BẮC TRIỀU, TRỊNH NGUYỄN.

CH: Em hãy cho biết xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn đã gây nên hệ quả gì.

Gợi ý đáp án:

+ Đất nước bị chia cắt.

+ Gây tổn thất lớn về người và của

+ Kinh tế bị tàn phá

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

CH1: Nêu những biểu hiện cho thấy sự suy yếu cả về chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ. Em hiểu gì về các cụm từ "vua Lê - chúa Trịnh", "chúa Nguyễn", "Đàng Trong - Đàng Ngoài"? 

Gợi ý đáp án:

- Sự suy yếu của nhà Lê:

+ Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái, Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.

+ Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.

- Trong giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh, lãnh thổ nước ta bị chia cắt thành Đàng Ngoài (phía Bắc sông Gianh) với chế độ "vua Lê chúa Trịnh" và Đàng Trong (phía Nam sông Gianh) với sự cai trị của "chúa Nguyễn". Ban đầu, cả thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu "phù Lê diệt Mạc" để lấy lòng thiên hạ và thề trung thành với triều Hậu Lê. Sau khi nhà Mạc đã bị đánh đổ, trên danh nghĩa, cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đều là 2 vị bề tôi của nhà Hậu Lê, cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đều là lãnh thổ của nhà Lê. 

CH2: Tìm hiểu thêm về di tích các thành của nhà Mạc, đặc biệt ở Cao Bằng, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) giới thiệu về di tích đó. 

Gợi ý đáp án:

Thành Bản Phủ nằm trên một vùng rộng lớn bao quanh là sông nước và đồng ruộng thuộc xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Hiện nay những địa danh còn tồi tại trên 400 năm ở phía Đông Bản Phủ có giếng Bó Phủ có nước chảy quanh năm ra đầm sen (nay đầm sen đã thu hẹp lại), có cánh đồng Tổng Chúp, phía Tây có cung Hoàng Phi, Ly Cung nhà Mạc ở gò Đống Lân, trường quốc học ở Bản Thảnh, chuông chùa Đà Quận đúc thời Mạc, Thiên thanh nơi chiêm tinh, đài giao cúng tế trời, đào viên (vườn hoa), vườn Thượng uyển, hồ cỏ ngựa (nuôi ngựa), miếu thờ Hoàng hậu Mạc Kinh Vũ ở cuối chợ Cao Bình, miếu thờ công chúa Hoa Dung công chúa thứ ba của vua Mạc ở Cầu Khanh, thành nhà Mạc, đền vua Lê ở Nà Lữ.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác