Tóm tắt kiến thức lịch sử 8 chân trời bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn
Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 8 chân trời bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. SỰ RA ĐỜI CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC
- Sự suy yếu của nhà Lê:
+ Thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái.
+ Dân chúng chống lại triều đình, các cuộc khởi nghĩa nổ ra.
- Sự ra đời của Triều Mạc:
+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung (một võ quan trong triều) thâu tóm quyền hành, lật đổ triều Lê sơ, lên ngôi vua.
→ Triều Mạc được thành lập (Bắc triều), đóng đô ở Thăng Long.
II. CÁC CUỘC XUNG ĐỘT NAM – BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH – NGUYỄN
1. Xung đột Nam – Bắc triều
- Năm 1533, Nguyễn Kim (võ quan Triều Lê) đưa con của vua Lê Chiêu Tông lên làm vua, nhân danh “phù Lê diệt Mạc”. Sử gọi là Nam triều.
→ Xung đột Nam – Bắc triều.
- Năm 1592, Nam triều chiếm Thăng Long, triều đình nhà Mạc chạy lên Cao Bằng.
- Năm 1677, triều Mạc chấm dứt.
2. Trịnh – Nguyễn phân tranh
- Năm 1545, Nguyễn Kim bị đầu độc chết. Vua Lê trao toàn bộ binh quyền cho con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm.
- Năm 1558, Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) cùng họ Nguyễn xây dựng, mở rộng đất đai về phía Nam.
- Năm 1613, Nguyễn Phúc Nguyên (con Nguyễn Hoàng) lên thay, tỏ thái độ đối lập với họ Trịnh.
- Năm 1627, xung đột Trịnh – Nguyễn bùng nổ.
III. HỆ QUẢ XUNG ĐỘT NAM – BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH – NGUYỄN
- Nhân dân khốn khổ.
- Đất nước chia cắt. Sông Gianh trở thành ranh giới chia cắt đất nước:
+ Đàng Trong: từ sông Gianh trở vào nam, do họ Nguyễn cầm quyền.
+ Đàng Ngoài: từ sông Gianh trở ra bắc, do họ Trịnh cai quản.
- Hai chính quyền đều dùng niên hiệu vua Lê, thừa nhận quốc hiệu Đại Việt.
- Đàng Trong mở rộng, nhân dân tích cực khai phá, phát triển kinh tế.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận