Đáp án Lịch sử 8 Cánh diều bài 1 Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ
Đáp án bài 1 Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử 8 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ
KIẾN THỨC MỚI
I. Khái quát về cách mạng tư sản (thế kỉ XVI - XVIII)
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 1.2 (SGK tr.6), xác định những địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu trên thế giới từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
Đáp án chuẩn:
Anh, Pháp, 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ.
II. Một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu
1. Cách mạng tư sản Anh
Câu hỏi: Dựa vào thông tin và các hình trong mục 1 (SGK, tr.6-7), trình bày nguyên nhân, kết quả, tính chất, đặc điểm chính và ý nghĩa của Cách mạng tư sản Anh.
Đáp án chuẩn:
Nguyên nhân sâu xa:
- Sự phân hóa giai cấp, chia thành 2 phe đối lập
- Sự thay đổi về kinh tế -> mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới
Nguyên nhân trực tiếp: Xoay quanh vấn đề tài chính.
Kết quả: Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Tính chất: Là một cuộc cách mạng không triệt để, không xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến, chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất của nông dân.
Đặc điểm chính: Do tầng lớp quý tộc mới và tư sản lãnh đạo
Diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
Ý nghĩa: Thắng lợi của giai cấp tư sản là thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa
3. Cách mạng tư sản Pháp
Câu hỏi: Trình bày những nét chính về nguyên nhân, kết quả, tính chất, đặc điểm chính và ý nghĩa của Cách mạng tư sản Pháp.
Đáp án chuẩn:
Nguyên nhân bùng nổ: Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội
Kết quả: Lật đổ chế độ phong kiến. Đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền
Tính chất:
- Thiết lập chế độ cộng hòa cùng các quyền tự do, dân chủ;
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân;
- Xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.
Đặc điểm chính: Diễn ra dưới hình thức cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt
Ý nghĩa:
- Đối với nước Pháp:
+ Lật đổ chế độ phong kiến, mọi tàn dư của chế độ phong kiến bị thủ tiêu.
+ Người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.
+ Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Đối với thế giới:
+ Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản
+ Ảnh hưởng đến nhiều nước để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử thế giới
LUYỆN TẬP
Câu 1. Lập bảng tóm tắt các cuộc cách mạng tư sản ở Anh, Mỹ và Pháp (về mục tiêu, nhiệm vụ, lãnh đạo, hình thức, kết quả và tính chất cách mạng).
Đáp án chuẩn:
| Cách mạng tư sản Anh | Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ | Cách mạng tư sản Pháp |
Mục tiêu | - Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế; - Phát triển chủ nghĩa tư bản | - Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh; - phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa | - Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế; - Phát triển chủ nghĩa tư bản |
Nhiệm vụ | - Thống nhất thị trường dân tộc; - Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến | - Giành độc lập dân tộc, xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ. - Hình thành quốc gia | - Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến - Thành lập nhà nước cộng hòa tư sản. |
Giai cấp lãnh đạo | Quý tộc mới và tư sản | Chủ nô và tư sản | Giai cấp tư sản |
Hình thức | Nội chiến | Đấu tranh giành độc lập | Nội chiến |
Kết quả | - Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. | - Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh - Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. | - Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu tàn dư phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
Tính chất | Cách mạng tư sản | Cách mạng tư sản |
Câu 2. Ngày 4-7 (đối với nước Mỹ) và ngày 14-7 (đối với nước Pháp) có ý nghĩa như thế nào?
Đáp án chuẩn:
- Ngày 4/7/1775 là ngày cuộc chiến tranh giành độc lập
- Ngày 14/7/1789 là ngày bùng nổ cuộc cách mạng tư sản ở Pháp.
VẬN DỤNG
Câu hỏi. Tìm hiểu mối liên hệ giữa bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam (1943) với bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ (1776) và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyên của nước Pháp (1789).
Đáp án chuẩn:
Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ | Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp | |
Tác giả | Thomas Jefferson | Lafayette |
Nội dung | ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt của con người là quyền được sống, được tự do và được sở hữu, quyền sở hữu được Thomas Jefferson đề cập tới trong bản tuyên ngôn là "quyền được mưu cầu hạnh phúc". - Bản tuyên ngôn cũng vạch tội nhà cầm quyền Anh, đại diện là vua George III, bởi chính sách thuế khóa nặng nề và tàn bạo. | - Bản Tuyên ngôn nhân quyền gồm 17 điều, tập trung biểu đạt về chủ trương chính trị của các nhà tư tưởng khai sáng trong thế kỷ XVIII. - Đưa ra nguyên tắc dân chủ, tự do, bình đẳng, dân làm chủ và tam quyền phân lập cũng như dùng luật pháp để khẳng định tư tưởng của các nhà khai sáng trong quá trình vận động và phát triển của xã hội. |
Giá trị lịch sử | - Là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Vương quốc Anh của 13 nước thuộc địa Bắc Mỹ. | - Bản tuyên ngôn có tác dụng to lớn đối với ý thức cách mạng của nhân dân, động viên người dân vượt qua những rào cản về mặt tư tưởng để đứng lên đánh đổ chủ nghĩa phong kiến chuyên chế, thiết lập một trật tự xã hội mới. |
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những câu ghi lại trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận