Đáp án Lịch sử 10 Cánh diều bài 14 Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Đáp án bài 14 Các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử 10 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 7: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

BÀI 14: CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

KIẾN THỨC MỚI

Câu 1: Trình bày việc phân chia tộc người theo ngữ hệ ở Việt Nam

Đáp án chuẩn:

Thành phần dân tộc theo dân số:

  • Các dân tộc thiểu số có dân số trên 1 triệu người: Tày, Thái, Mường, H-Mông, Khơ-me, Nùng.
  • Các dân tộc thiểu số có dân số dưới 5 nghìn người: Lô Lô, Mảng, Cờ Lao, Bố Y, Cống, Ngải, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Bờ Râu, Ơ đu.
  • Dân tộc có số dân đông nhất: Tày (1.845.492 người).
  • Dân tộc có dân số thấp nhất: Ơ Đu (428 người).

Nhận xét cơ cấu dân số theo dân tộc ở Việt Nam hiện nay:

  • Dân tộc Kinh chiếm 85,3% dân số (2019).
  • Các dân tộc khác chiếm 14,7% dân số (2019).

Phân chia tộc người theo ngữ hệ:

  • Ngữ hệ Nam Á
  • Ngữ hệ Mông-Dao
  • Ngữ hệ Thái-Ka Đai
  • Ngữ hệ Nam Đảo
  • Ngữ hệ Hán-Tạng

Câu 2: Hoạt động kinh tế của các dân tộc Việt Nam diễn ra như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Nông nghiệp: Hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, khác nhau giữa đồng bằng và miền núi.

Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

  • Người Kinh: phát triển các nghề thủ công như gốm, dệt, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy từ rất sớm
  • Tây Bắc: dệt thổ cẩm, dệt lanh, chế tạo đồ trang sức,...
  • Tây Nguyên: dệt thổ cẩm, mây tre đan, điêu khắc tượng,...
  • Tây Nam Bộ: dân tộc Khơ-me, Chăm giỏi nghề dệt lụa, dệt chiếu, làm gốm.

Câu 3: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 7 đến 10, nêu những nét chính về đời sống vật chất của các dân tộc Việt Nam

Đáp án chuẩn:

  • Trang phục: khăn Piêu, dệt từ sợi bông, nhuộm chàm, thêu hoa văn sặc sỡ, thể hiện sự khéo léo và thẩm mỹ của người Thái.
  • Nhà ở: nhà sàn cao, gầm nhà sàn là chuồng bò hoặc trâu, nhà sàn lớn làm nơi sinh hoạt cộng đồng.

Câu 4: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 11, nêu những nét chính về tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Đáp án chuẩn:

  • Phật giáo
  • Công giáo

Câu 5: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có những phong tục, tập quán, lễ hội tiêu biểu nào?

Đáp án chuẩn:

- Người Kinh:

  • Lễ hội vào mùa xuân sau Tết Nguyên Đán.
  • Lễ hội với nhiều trò chơi dân gian.

- Các tộc người thiểu số:

  • Tây Bắc: lễ hội cầu mưa, múa hát giao duyên,...

Câu 6: Đọc thông tin và quan sát Hình 13, Hình 14, nêu những nét chính về nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Đáp án chuẩn:

- Nghệ thuật:

Dân tộc Kinh: múa rối nước, chèo, tuồng, đờn ca tài tử, ca trù, hát xoan, dân ca quan họ,...

- Những nét nổi bật trong đời sống tinh thần của dân tộc Tây Nguyên:

Cồng chiêng: nhạc khí bằng hợp kim đồng, được UNESCO công nhận là Kiệt tác Văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (2005).

Chủ nhân: các dân tộc Tây Nguyên như Ba Na, Xơ Đăng, Mnong, Cơ Ho, Ê-đê,…
VẬN DỤNG

Sưu tầm, giới thiệu về đời sống vật chất và tinh thần của một hoặc một số dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Đáp án chuẩn:

Đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc Mường

Đời sống vật chất

Người Mường sống định canh định cư ở miền núi, làm ruộng lúa nước và khai thác lâm thổ sản như nấm hương, mộc nhĩ, quế, mật ong. Nghề thủ công nổi bật là dệt vải và đan lát. Họ ưa thích ăn xôi đồ, cơm tẻ đồ, rau, cá đồ và nổi tiếng với rượu cần. Người Mường sống ở nhà sàn bốn mái, nơi sàn trên là chỗ ở và gầm sàn để chuồng gia súc, công cụ sản xuất. Khi làm nhà mới, họ có lễ nhóm lửa cúng thần bếp. Phương tiện vận chuyển gồm gùi, đòn gánh và ống nứa đựng nước.

Đời sống tinh thần

Người Mường có nhiều ngày hội quanh năm như Sắc bùa, hội xuống đồng, cầu mưa và lễ cơm mới. Văn nghệ dân gian phong phú với thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm. Nhạc cụ đặc sắc là cồng chiêng, ngoài ra còn có nhị, sáo, trống, khèn lù. Trò chơi truyền thống gồm thi bắn nỏ, đánh đu, ném còn và các trò cho thiếu niên như đánh cá cắt, cò le, chăm chỉ. Người Mường thờ cúng tổ tiên và có lễ ca với những áng mo, bài khấn trong đám tang.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác