Đáp án Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối chủ đề 5: Em với gia đình

Đáp án chủ đề 5: Em với gia đình. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

CHỦ ĐỀ 5: EM VỚI GIA ĐÌNH

1. TẠO BẦU KHÔNG KHÍ VUI VẺ, YÊU THƯƠNG VÀ GIẢI QUYẾT BẤT ĐỒNG TRONG GIA ĐÌNH

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.

1.Chia sẻ những cách em đã làm để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.

Đáp án chuẩn:

+ Dành nhiều thời gian trò chuyện cùng nhau.

+ Ăn tối chung.

+ Cùng nhau làm việc nhà

+ Lên kế hoạch đi chơi khi có thể

+ Cha mẹ biết lắng nghe ý kiến con cái.

1.Thảo luận về cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.

Đáp án chuẩn:

+ Nói những điều tích cực trong gia đình.

+ Thể hiện sự dí dỏm, hài hước trong giao tiếp với người thân.

+ An ủi, động viên mọi người trong gia đình.

+ Quan tâm, chăm sóc người thân.

+ Tổ chức các sự kiện gắn kết các thành viên trong gia đình.

HOẠT ĐỘNG 2: Trao đổi về cách giải quyết bất đồng trong gia đình

1.Chia sẻ cách em giải quyết bất đồng giữa em và các thành viên hoặc giữa các thành viên trong gia đình với nhau. 

Đáp án chuẩn:

+ Học cách lắng nghe người thân.

+ Sau khi đã bình tĩnh lại, cần nhìn nhận lại vấn đề mà bạn và người thân đang gặp phải.

+ Có sự thông cảm và đồng cảm với người thân.

+ Tôn trọng quan điểm, lựa chọn và quyền riêng tư của người khác.

1.Thảo luận về cách giải quyết bất đồng trong gia đình.

Đáp án chuẩn:

+ Tìm hiểu nguyên nhân của sự bất đồng

+ Đề xuất cách giải quyết bất đồng

+ Cùng nhau giải quyết bất đồng

*Lưu ý:

+ Chủ động nói chuyện với người thân về bất đồng.

+ Chú ý lắng nghe, tìm hiểu suy nghĩ, cảm xúc của người thân, không định kiến hay quy kết. 

HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập kĩ năng giải quyết bất đồng trong gia đình

Thực hành giải quyết bất đồng trong các tình huống sau: 

Tình huống 1: Hai chị em Hương ở chung một phòng. Hương là người ngăn nắp, gọn gàng. Em gái của Hương thì ngược lại, thường xuyên bày bừa đồ dùng, quần áo khắp phòng, khiến Hương phải thu dọn, sắp xếp lại. Nhiều lần như vậy, Hương rất bực mình và khó chịu với em.

Đáp án chuẩn: 

Hương nên nói chuyện với em gái mình để tập cho em cách sống ngăn nắp, gọn gàng. 

Tình huống 2: Năm nay anh của Lan học lớp 12, bài tập nhiều nên bố mẹ phân công cho anh làm ít việc nhà hơn Lan. Lan rất ấm ức vì cho rằng bố mẹ thiên vị anh.

Đáp án chuẩn: 

Bố mẹ Lan nên nói chuyện với Lan để giúp Lan hiểu rằng anh trai đang ôn thi lớp 12 rất căng thẳng và nhiều bài tập phải làm, nên anh không có thời gian làm việc nhà. 

HOẠT ĐỘNG 4: Tổ chức sự kiện nhằm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc.

1.Lựa chọn một hoạt động hoặc sự kiện có ý nghĩa với gia đình em để lập kế hoạch tổ chức.

Gợi ý: 

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC KỈ NIỆM NGÀY CƯỚI CỦA BỐ MẸ

Họ tên: Đặng Minh Long

Mục tiêu: 

+ Chúc mừng bố mẹ nhân dịp kỉ niệm 20 năm ngày cưới. 

+ Thể hiện được tình yêu thương và biết ơn của cả nhà dành cho bố mẹ. 

+ Tạo được niềm vui cho bố mẹ và bầu không khí vui vẻ, đầm ấm, gắn kết các thành viên trong gia đình.

Nội dung chương trình:

+ Tặng hoa, tặng quà chúc mừng bố mẹ và bày tỏ lòng biết ơn bố mẹ.

+ Chụp ảnh chung cả gia đình.

+ Cả nhà cùng ôn lại những kỉ niệm đáng nhớ của gia đình. 

Thời gian: Buổi tối, ngày… (đúng ngày cưới của bố mẹ cách đây 20 năm).

Địa điểm tổ chức: Phòng khách của gia đình.

Công việc cần chuẩn bị:

+ Chuẩn bị hoa và quà tặng bố mẹ: Chị Hương và Long.

+ Làm bánh kỉ niệm ngày cưới bố mẹ: Chị Hương

+ Mua và thổi bóng bay: Long

+ Dọn dẹp nhà cửa: Chị Hương và Long.

+ Mời ông bà nội, ngoại đến dự: Long. 

Đáp án chuẩn:

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC SINH NHẬT MẸ

Họ tên: Nguyễn Thanh Sơn

Mục tiêu: 

+ Chúc mừng sinh nhật lần thứ 50 của mẹ. 

+ Thể hiện được tình cảm của bố đối với mẹ, lòng biết ơn của ba chị em đối với mẹ. 

+ Tạo được niềm vui cho bữa tiệc sinh nhật với các bài hát, lời chúc, trò chơi để gắn kết các thành viên trong gia đình.

Nội dung chương trình:

+ Tặng hoa, tặng quà chúc mừng sinh nhật mẹ.

+ Chụp ảnh chung cả gia đình.

+ Cả nhà cùng ôn lại những kỉ niệm đáng nhớ của gia đình. 

Thời gian: Buổi tối, ngày 24 tháng 9 năm 2023

Địa điểm tổ chức: Phòng khách của gia đình.

  1. Chia sẻ về kế hoạch

HOẠT ĐỘNG 5: Rèn luyện kĩ năng giải quyết bất đồng, tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương và xây dựng gia đình hạnh phúc

1. Thực hiện kế hoạch tổ chức sự kiện, tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Đáp án chuẩn: 

- Tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà.

- Kỉ niệm ngày cưới của bố mẹ.

- Sinh nhật các thành viên trong gia đình.

2. Thể hiện những lời nói và việc làm để tạo sự vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.

Đáp án chuẩn:

- Quan tâm, lắng nghe, chăm sóc bố mẹ, người thân.

- Cùng thực hiện các công việc gia đình.

- Đóng góp ý kiến trong các vấn đề của gia đình.

3. Lắng nghe tích cực, phân tích và thuyết phục người thân để giải quyết bất đồng xảy ra trong gia đình. 

4. Chia sẻ cảm xúc, kết quả thực hiện.

2. TỔ CHỨC, SẮP XẾP KHOA HỌC CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu cách tổ chức, sắp xếp khoa học công việc gia đình

1. Chia sẻ về cách tổ chức, sắp xếp khoa học công việc gia đình mà em đã thực hiện.

Đáp án chuẩn:

+ Quét nhà, lau nhà.

+ Tưới cây, trồng cây.

+ Nấu cơm.

+ Gấp quần áo.

+ Rửa bát

+ Lau bàn ghế, kệ tủ, bàn học.

2. Thảo luận về cách tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình.

Đáp án chuẩn:

+ Liệt kê những công việc gia đình cần thực hiện.

+ Sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên.

+ Phân phối thời gian và nguồn lực hợp lý cho các công việc theo thứ tự ưu tiên. 

HOẠT ĐỘNG 2: Thực hành tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình.

1. Tự nhận xét việc tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân theo gợi ý sau:

STT

Cách tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình

Việc thực hiện của bản thân

Ghi chú

Không

 

1

Liệt kê những công việc gia đình cần thực hiện

ü

 

 

2

Sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên

ü

 

 

3

Phân phối thời gian và nguồn lực hợp lí cho các công việc theo thứ tự ưu tiên

ü

 

 

4

Sử dụng công cụ quản lí thời gian

 

ü

 

5

Chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh

 

ü

 

Đáp án chuẩn:

STT

Cách tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình

Việc thực hiện của bản thân

Ghi chú

Không

 

1

Liệt kê những công việc gia đình cần thực hiện

ü

 

 

2

Sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên

ü

 

 

3

Phân phối thời gian và nguồn lực hợp lí cho các công việc theo thứ tự ưu tiên

 

ü

 

4

Sử dụng công cụ quản lí thời gian

 

ü

 

5

Chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh

 

ü

 

2. Xác định những điều em cần thay đổi trong cách tổ chức, sắp xếp công việc gia đình.

Đáp án chuẩn:

+ Cần quản lí thời gian hiệu quả và nghiêm túc hơn 

+ Phân chia công việc phù hợp với thời gian biểu và khả năng thực hiện của từng thành viên gia đình.

+ Luôn quan tâm và ưu tiên việc chăm sóc, giúp đỡ người già, trẻ em, người có sức khoẻ yếu trong gia đình.

3. Thực hiện tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân một cách khoa học và chia sẻ kết quả.

HOẠT ĐỘNG 3: Duy trì việc tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình

1. Tiếp tục thực hiện tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình trong cuộc sống hàng ngày.

2. Chia sẻ kết quả thực hiện, cảm xúc của em và gia đình. 

3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH

HOẠT ĐỘNG 1: TÌm hiểu về biện pháp phát triển kinh tế gia đình

1. Chia sẻ những biện pháp phát triển kinh tế gia đình mà em biết

Đáp án chuẩn:

+ Biện pháp sản xuất: chăn nuôi gia cầm, trồng rau quả, làm đồ thủ công, trồng cây ăn quả, trồng lúa, làm bàn ghế gỗ, làm đồ inox, làm đồ gốm, dệt vải,…

+ Biện pháp kinh doanh: bán hàng ăn, bàn hàng tạp hóa, bán cafe, bán hoa quả, bán văn phòng phẩm, …

2. Thảo luận về cách xác định biện pháp phát triển kinh tế gia đình.

Gợi ý: 

+ Xem xét nhu cầu thực tế của địa phương, xã hội

+ Dựa vào điều kiện gia đình. 

Đáp án chuẩn:

+ Xem xét nhu cầu thực tế của địa phương, xã hội: Hiện nay nhu cầu sử dụng các sản phẩm thủ công rất cao.

+ Dựa vào điều kiện gia đình: Gia đình em có truyền thống nghề làm đồ gốm từ thời ông bà.

HOẠT ĐỘNG 2: Đề xuất một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình

1. Đề xuất một số biện pháp phát triển kinh tế phù hợp với gia đình em. 

Đáp án chuẩn:

+ Xem xét nhu cầu sử dụng các loại dịch vụ, sản phẩm của người dân ở nơi em sống: Hiện nay đã vào mùa du lịch, người dân chọn đi du lịch rất nhiều. 

+ Phân tích các điều kiện để phát triển kinh tế gia đình em như: 

+ Nhân lực: hai chị em và có sự hỗ trợ từ mẹ.

+ Thời gian: làm toàn thời gian trong kỳ nghỉ hè và làm bán thời gian khi đi học.

2. Chia sẻ về biện pháp phát triển kinh tế của gia đình mà em đề xuất.

HOẠT ĐỘNG 3: Chia sẻ với gia đình về biện pháp phát triển kinh tế gia đình

1. Trao đổi với những người thân trong gia đình về biện pháp phát triển kinh tế em đã đề xuất để cùng thảo luận, bàn bạc và ra quyết định.

2. Ghi lại quyết định và cảm xúc của em, các thành viên trong gia đình.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác