Đáp án Địa lí 8 Kết nối bài 12 Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam
Đáp án bài 12 Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Địa lí 8 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
BÀI 12: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về tài nguyên biển. Biển đảo chứa đựng nhiều tài nguyên có giá trị để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hãy nêu một số tài nguyên biển Việt Nam mà em biết.
Giải rút gọn:
Việt Nam có tiềm năng lớn về tài nguyên biển bao gồm khoáng sản như dầu khí, cát thủy tinh, muối; nguồn hải sản đa dạng, phong phú; và nhiều bãi biển đẹp, các đảo ven bờ phát triển du lịch.
1. MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin mục 1, hãy:
CH: Nêu đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam.
Giải rút gọn:
Môi trường biển đảo Việt Nam bao gồm các yếu tố tự nhiên như bờ biển, đáy biển, nước biển, đa dạng sinh học biển, và các yếu tố nhân tạo như các công trình xây dựng, cơ sở sản xuất ven biển, trên biển và các đảo. Môi trường biển không thể chia cắt, trong khi môi trường đảo biệt lập với đất liền và có diện tích nhỏ.
CH: Trình bày vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam. Bản thân em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường biển đảo.
Giải rút gọn:
Chất lượng môi trường nước biển Việt Nam giảm do tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu. Để bảo vệ môi trường biển đảo, cần xây dựng chính sách, luật, áp dụng khoa học công nghệ và nâng cao nhận thức của người dân. Học sinh có thể tham gia làm sạch bờ biển, giữ gìn môi trường sinh thái, đấu tranh với các hoạt động khai thác trái phép và rèn kỹ năng thích ứng với thiên tai.
2. TÀI NGUYÊN BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM
Nhiệm vụ 2:
CH: Đọc thông tin mục 2, hãy trình bày các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.
Giải rút gọn:
Tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam bao gồm:
Tài nguyên sinh vật: Vùng biển Việt Nam có hơn 2.000 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, còn có các loài động vật giáp xác, thân mềm như tôm, mực, hải sâm. Vùng triều ven bờ có nhiều loài rong biển được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu.
Tài nguyên du lịch: Bờ biển dài, nhiều bãi cát, vịnh, hang động đẹp, nước biển trong xanh, hệ sinh thái biển, đảo đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển. Một số địa điểm thu hút khách du lịch: vịnh Hạ Long, Mũi Né, Côn Đảo, Phú Quốc.
Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí tự nhiên tập trung ở các bể trong vùng thềm lục địa như các bể Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long. Các loại khoáng sản khác (35 loại) như titan, cát thủy tinh, muối, phân bố dọc vùng ven biển, sườn bờ, dưới đáy biển. Thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, phát triển giao thông vận tải biển.
LUYỆN TẬP
CH: Lập sơ đồ thể hiện các tài nguyên ở vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.
Giải rút gọn:
VẬN DỤNG
CH: Sưu tầm thông tin và hình ảnh về môi trường biển đảo Việt Nam.
Giải rút gọn:
Một số hình ảnh về môi trường biển đảo Việt Nam:
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)
Đảo Phú Quốc
Côn Đảo
Bình luận