III. VẬN DỤNG (04 CÂU)
Câu 1: Cho đoạn văn sau:
(1) Một hôm Thuyên, Đồng rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc mất đường về. (2) Hai người phải ghé vào cái quán gần đấy để hỏi đường, luôn tiện để ăn cho đỡ đói. (3) Cùng ăn trong quán ấy có ba người nhà quê trẻ tuổi đùa bỡn với nhau luôn miệng. (4) Nụ cười từ môi này lan qua môi khác, bầu không khí trong quán không bao lâu trở nên vui vẻ lạ thường.
(Tình quê hương - Thanh Tịnh)
a. Em hãy tìm và chỉ ra các câu đơn, câu ghép có trong đoạn văn trên.
b. Em hãy phân tích cấu tạo của các câu đơn mà mình vừa tìm được.
c. Em hãy phân tích cấu tạo của các câu ghép mà mình vừa tìm được. Và cho biết, các vế của câu ghép ấy được nối với nhau bằng cách nào.
Câu 2: Em hãy đặt các câu ghép, trong đó:
a. Hai vế câu ghép được nối với nhau bằng dấu phẩy.
b. Hai vế câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ “nhưng”.
c. Hai vế câu ghép được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ “vì… nên…”.
Câu 3: Tìm câu ghép trong mỗi đoạn văn dưới đây. Các về câu được nối với nhau bằng cách nào?
a) Hoa buởi là hoa cây, còn hoa nhài là hoa bụi. Hoa cây có sức sống mạnh mẽ. Hoa bụi có chút gì giản dị hơn.
b) Mới đây thôi, đồng lúa phơi một màu vàng chanh; còn bây giờ, nó đã rực lên màu vàng cam rồi. Mặt Trời từ từ trôi về phía những dãy núi mờ xa. Dường như đồng lúa và Mặt Trời đang có một sự đua tài thầm kín nào đấy. Mặt Trời càng xuống thấp, cánh đồng càng dâng lên.
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn tả phong cảnh, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép sử dụng cặp từ thích hợp dưới đây để nối các về câu.
vừa... đã...; bao nhiêu... bấy nhiêu; … chưa... đã; càng…càng
Bình luận