Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 kết nối Bài 4: Thực hành tiếng Việt Nghĩa của một số từ, thành ngữ Hán Việt

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập Bài 4: Thực hành tiếng Việt Nghĩa của một số từ, thành ngữ Hán Việt. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Chỉ ra một số yếu tố Hán Việt được sử dụng trong bài thơ “Lế xướng danh khoa Đinh Dậu”.

a. Giải nghĩa mỗi yếu tố
b. Tìm một số từ Hán Việt có sử dụng những yếu tố đó.

Câu 2: Cho các yếu tố Hán Việt sau:

Gian1: lừa dối, xảo trá

Gian2: giữa, khoảng giữa

Gian3: khó khăn, vất vả

Hãy tìm từ cáo yếu tố Hán Việt tương ứng với mỗi yếu tố “gian” đã cho.

Câu 3: Xếp các từ ngữ có chứa yếu tố “nam” sau thành từng nhóm có yếu tố Hán Việt cùng nghĩa và giải nghĩa yếu tố Hán Việt đó.

“kim chỉ nam, nam quyền, nam phong, phương nam, nam sinh, nam tính”

Câu 4: Xếp các từ ngữ có chứa yếu tố “thuỷ” sau thành từng nhóm có yếu tố Hán Việt cùng nghĩa và giải nghĩa yếu tố Hán Việt đó.

“thuỷ tổ, thuỷ triều, thuỷ lực, hồng thuỷ, khởi thuỷ, nguyên thuỷ”

Câu 5: Hãy trình bày những hiểu biết của em về từ Hán Việt.

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Giải nghĩa các thành ngữ có yếu tố Hán Việt sau và đặt câu với mỗi thành ngữ:

a. vô tiền khoáng hậu
b. dĩ hoà vi quý

Câu 2: Tìm những từ Hán Việt có chứa những yếu tố sau: vô (không), hữu (có), hữu (bạn), lạm (quá mức), tuyệt (tột độ, hết mức).

Câu 3: Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:

a. Bức tranh thu từ những gì vô hình (hương, gió), từ ngõ hẹp (ngõ) chuyển sang những nét hữu hình, cụ thể (sông, chim, mây) với một không gian vừa dài rộng, vừa cao vời.
b. Nhưng có điều khi sang thu, khi nửa đời nhìn lại thì người ta một mặt sâu sắc thêm, chín chắn thêm, thâm trầm, điềm đạm thêm, mặt khác người ta phải khẩn trương thêm, gấp gáp thêm.

Câu 4: Phân biệt ý nghĩa của các cặp từ sau và cho ví dụ minh hoạ:

a) Vô tư / vô ý thức
b) Chinh phu / chinh phụ

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Các từ “tổ, đầu, phòng, cao, tuyết, bang, thần, bút, sĩ tử, nhân văn, nhân đạo, không phận, hải phận, địa cực, kí sinh” có nguồn gốc từ đâu (từ gốc Hán, từ thuần Việt, từ Hán Việt,…)?

Câu 2: Khi sử dụng từ Hán Việt, ta cần lưu ý hiện tượng đồng âm: các yếu tố Hán Việt cùng âm, nhưng nghĩa khác xa nhau và không có liên quan với nhau. Hãy chứng minh điều đó với yếu tố “giới”.

Câu 3: Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng về một chủ đề bất kì có chứa từ / yếu tố Hán Việt. Hãy chỉ ra các từ / yếu tố Hán Việt trong đó.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Xếp các từ ngữ có chứa yếu tố “giai” sau thành từng nhóm có yếu tố Hán Việt cùng nghĩa và giải nghĩa yếu tố Hán Việt đó.

“giai cấp, giai điệu, giai nhân, giai phẩm, giai thoại, giai đoạn, bách niên giai lão”

Câu 2: Giải nghĩa các thành ngữ có yếu tố Hán Việt sau và đặt câu với mỗi thành ngữ:

a. đồng sàng dị mộng

b. chúng khẩu đồng từ

c. độc nhất vô nhị

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài 4 Thực hành tiếng Việt Nghĩa của một số từ, thành ngữ Hán Việt, Bài tập tự luận Ngữ văn 8 kết nối bài 3, Bài tập Ôn tập Ngữ văn 8 kết nối bài 3, Bài tập mở rộng Ngữ văn 8 KNTT, Bài 4: Thực hành tiếng Việt Nghĩa của một số từ, thành ngữ Hán Việt Ngữ văn 8 kết nối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác