Khi sử dụng từ Hán Việt, ta cần lưu ý hiện tượng đồng âm: các yếu tố Hán Việt cùng âm, nhưng nghĩa khác xa nhau và không có liên quan với nhau. Hãy chứng minh điều đó với yếu tố “giới”.
Câu 2: Khi sử dụng từ Hán Việt, ta cần lưu ý hiện tượng đồng âm: các yếu tố Hán Việt cùng âm, nhưng nghĩa khác xa nhau và không có liên quan với nhau. Hãy chứng minh điều đó với yếu tố “giới”.
Có nhiều yếu tố “giới” cùng âm nhưng nghĩa khác xa nhau và không có liên quan với nhau:
- Giới1, với nghĩa là “cõi, nơi tiếp giáp” trong các từ như: giới hạn, giới thuyết, giới tuyến, biên giới, địa giới, giáp giới, hạ giới, phân giới, ranh giới, thế giới, thượng giới, tiên giới.
- Giới2, với nghĩa “răn, kiêng” trong các từ như: giới nghiêm, cảnh giới, phạm giới, thụ giới.
- Giới3, với nghĩa “ở giữa, làm trung gian" trong các từ như: giới thiệu, môi giới.
- Giới4, với nghĩa “đồ kim khí, vũ khí” trong các từ như: cơ giới, cơ giới hoá, binh giới, khí giới, quân giới.
- Giới5, với nghĩa chỉ một loài cây: kinh giới.
Bình luận