2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Vì sao đến nửa đầu thể kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong có điều kiện phát triển?
Câu 2: Hãy nêu nhận xét về sự chuyển biến trong các thế kỉ XVI – XVIII. Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?
Câu 3: Sự phát triển của nông nghiệp Đại Việt trong giai đoạn XVI – XVIII có những điểm tích cực và hạn chế nào?
Câu 4: Sự phát triển của những làng nghề thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào?
Câu 5: Vì sao chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay?
Câu 6: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết gì về tình hình nông nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII?
“Hằng năm, cứ đến kì tháng 10 đi khám đê điều ở dân gian, chỗ nào nên sửa đắp thì kê thực dâng lên. Chỗ nào công trình nhỏ thì chiếu bổ cho các xã dân những nơi thế nước có thể chạy đến nhận sửa đắp riêng”.
(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt Sử ký toàn thư, tập 3,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, tr.270).
Câu 7: Vì sao nghệ thuật dân gian trong các thế kỉ XVI – XVIII lại phát triển cao?
Câu 8: Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc?
Câu 9: Đọc đoạn tư liệu dưới đây và cho biết vì sao Hội An trở thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong?
“Hội An là cảng thị lớn nhất Đàng Trong và là nơi cập bến của nhiều thuyền buôn nước ngoài. Ngoài người Nhật, người Hoa, thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp cũng thường xuyên lui tới Hội An. Họ bán vũ khí, hàng mĩ nghệ, thực phẩm đã chế biến, kẽm, bạc,... và mua đủ thứ như: tơ lụa, lâm sản quý, yến sào, nông sản”.
(Theo Trương Hữu Quýnh, Đại cương Lịch sử Việt Nam, Toàn tập,
NXB Giáo dục, 2001, tr. 379)
Câu 10: Thương nghiệp trong các thế kỉ XVI – XVIII có những điểm gì mới so với giai đoạn lịch sử trước đó (XIV – XV)?
Bình luận