Câu hỏi tự luận Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối. Kéo xuống để tham khảo thêm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Nêu khái niệm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? 

Câu 2: Thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

Câu 3: Thế nào là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Theo em, quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật có ý nghĩa gì đối với đời sống con người và xã hội?

Câu 2: Nêu nội dung Điều 16, Điều 46 và Điều 47 Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Câu 3: Nêu các nội dung liên quan trong Điều 3 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Điều 3 Bộ dân sự năm 2015 để chứng minh công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

 

3. VẬN DỤNG (8 câu)

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây?

  1. Quyền công dân độc lập với nghĩa vụ công dân.
  2. Không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
  3. Người dân tộc thiểu số có hành vi vi phạm pháp luật không bị xử lí theo quy định của pháp luật vì họ không được nhận được chế độ giáo dục và định hướng đúng đắn.
  4. Thực hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân góp phần đảm bảo công bằng dân chủ, văn minh.

Câu 2: Em hãy cho biết hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

  1. Công ty X buộc chị M thôi việc trong thời gian đang nuôi con tám tháng tuổi.
  2. Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.
  3. Tòa án nhân dân tỉnh T xét xử vụ án kinh tế trong tỉnh, không phụ thuộc vào người bị xét xử là cán bộ hay nhân viên.
  4. Công ty K đã xếp anh M được hưởng hưởng mức lương cao hơn anh N mực dù vị trí công việc, trình độ, kinh nghiệm của cả hai giống nhau, mà không có thỏa thuận lao động tập thể.

Câu 3: Thành phố H tiến hành cải tạo, sửa chữa vỉa hè cho người đi bộ, trong đó, tập trung xây dựng thêm đường trượt dành cho người khuyết tật đi xe lăn, lát gạch có rãnh lõm dành cho người khiếm thị. Các hoạt động này không những giúp cho người khuyết tật đi lại dễ dàng mà còn thể hiện chính sách quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội. Việc làm của thành phố thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật như thế nào? 

Câu 4: Toà án nhân dân huyện X mở phiền toà xét xử vụ án dân sự về tranh chấp tài sản giữa bà A và bà B. Tại phiên toà, Thẩm phán giải thích các đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, có các quyền do luật định, trong đó có quyền đưa ra chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Em hãy cho biết việc pháp luật quy định bà A và bà B có quyền đưa ra chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình có phải là biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân không. Vì sao?

Câu 5:  Anh T là giám đốc doanh nghiệp tư nhân có nhiều đóng góp cho địa phương X. Một lần, do trễ giờ làm, anh đã vượt đèn đỏ, lấn vạch khi tham gia giao thông. Hành vi của anh T đã bị cảnh sát giao thông lập biên bản và xử phạt hành chính. Anh T đề nghị bỏ qua vì cho rằng mình có vị trí trong xã hội và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của địa phương. Cảnh sát giao thông không đồng ý và yêu cầu anh T phối hợp thực hiện.

  1. Theo em lời đề nghị của anh T trong trường hợp trên có phù hợp không? Vì sao?
  2. Cảnh sát giao thông không đồng ý với đề nghị của anh T có đảm bảo quyền bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí không? Vì sao?

Câu 6: Tuấn là học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Du (16 tuổi). Một hôm nhân lúc ba mẹ đi vắng, Tuấn đã lấy xe mô tô 125 phân khối chở một bạn cùng lớp đi học. Tuấn đã bị công an giao thông thổi phạt. Tuy nhiên, Tuấn lại không nhận thức được rằng: Công dên dưới 18 tuổi không được đi xe mô tô trên 100 phân khối.

  1. Theo em hành vi vi phạm pháp luật của Tuấn là hành vi vi phạm pháp luật gì?
  2. Tuấn phải chịu trách nhiệm pháp lí gì?

Câu 7: Xuân và Mai là đôi bạn thân cùng thi vào một khoa của trường Đại học Ngoại thương. Hai bạn có số điểm thi bằng nhau. Xuân đã đậu nguyện vọng 1 vì là người dân tộc thiểu số, còn Mai thì không. 

  1. Theo em, điều đó có trái với nguyên tắc: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không? Vì sao? 
  2. Nêu ý nghĩa chính sách của Nhà nước?

Câu 8: Tỉnh H thực hiện nhiều chính sách nhằm xoá bỏ khoảng cách, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên địa bàn như: chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách hỗ trợ học tập, phát triển văn hoá dân tộc,… Qua năm năm thực hiện, các chính sách của tỉnh H đã góp phần giúp đỡ đồng bào các dân tộc phát triển, tiêu biểu có hơn 90% dân số biết chữ, nhiều con em gia đình có cơ hội được học lên cao hơn,… đem lại những kết quả tích cực về kinh tế, văn hoá, xã hội: tỉ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân đầu người tăng, nhiều nghi lễ, hoạt động văn hoá được bảo tồn và phát triển,…

Nhận xét và cho biết những chính sách trên đã đem lại lợi ích gì cho sự phát triển của tỉnh H?

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Nguyễn Văn N, 19 tuổi, là thanh niên hư hỏng, nghiện ma túy. Không có tiền để hút, N đã nảy ý định đi cướp xe máy. N tìm được người quen là Trần Văn A, 17 tuổi, bỏ học lang thang ở bến xe để cùng bàn kế hoạch đi cướp. Hai tên đã thuê người chở xe ôm, đến chỗ vắng chúng dùng dao uy hiếp, cướp xe máy và đâm lái xe ôm trọng thương (thương tật 70%). Căn cứ vào hành vi phạm tội của N và A là phạm tội có tổ chức, có kế hoạch và sử dụng hung khí nguy hiểm gây thương tích nặng cho nạn nhân, Tòa đã xử Nguyễn Văn N tù chung thân, Trần Văn A bị phạt tù 17 năm. Gia đình N cho rằng Tòa án xử như vậy là thiếu công bằng vì N và A cùng độ tuổi, cùng nhau thực hiện vụ cướp của giết người. Vậy theo em, thắc mắc của gia đình N là đúng hay sai? Vì sao? 

Câu 2: Em hãy viết đoạn văn ngắn thể hiện quan điểm của bản thân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân.

Câu 3: Nhà văn người Pháp Anatole France từng nói “Luật pháp, với sự bình đẳng uy nghiêm, cấm cả người giàu lẫn người nghèo ngủ dưới cầu, ăn xin trên phố và trộm bánh mỳ.” Giải thích ý nghĩa câu nói trên theo cách hiểu của em.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, Bài tập tự luận Giáo dục kinh tế và pháp luật bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật kết nối ôn tập tự luận, Tự luận Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác