Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 KN bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Theo em, quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật có ý nghĩa gì đối với đời sống con người và xã hội?

Câu 2: Nêu nội dung Điều 16, Điều 46 và Điều 47 Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Câu 3: Nêu các nội dung liên quan trong Điều 3 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Điều 3 Bộ dân sự năm 2015 để chứng minh công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

 


Câu 1:

Việc quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là tôn trọng sự khác biệt giữa các công dân, không ai bị phản biệt đối xử trong đời sổng chinh trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo điều kiện để mỗi người, nhất là những người yếu thế có điều kiện phát triển, vươn lên, làm cho xã hội đoàn kết, dân chủ, công bằng, mọi người đều có cuộc sống ấm nó, tự do, hạnh phúc. 

Câu 2:

Hiến pháp năm 2016 quy định:

- Điều 16.

  1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2 Không ai bị phân biệt đỏi xử trong đời sống chính trị, dân sự. kinh tế. văn hoá, xã hội.

- Điều 46. Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiền pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.

- Điều 47. Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.

Câu 3:

- Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Điều 3. Nguyên tắc xử lí (trích)

  1. Đối với người phạm tội:
  2. b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;
  3. c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

- Bộ luật Dân sự năm 2015

Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (trích)

  1. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác