5 phút giải Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức trang 54
5 phút giải Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức trang 54. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 9: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
MỞ ĐẦU
CH: Quyền bình đẳng là một quyền cơ bản của con người, được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Không ai bị phân biệt đối xử trước pháp luật. Ai cũng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau và được pháp luật bảo vệ như nhau.
Em hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về câu nói của Bác Hồ “Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho mình?".
KHÁM PHÁ
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
a. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
CH: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Hiến pháp năm 2013
Điều 16.
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.
Điều 46.
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
Điều 47.
Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.
Trong đợt tuyển quân vừa qua ở địa phương Ð, thanh niên nam, nữ thuộc các dân tộc khác nhau đều tình nguyện đăng kí nghĩa vụ quân sự.
Bà M có một con riêng và một con chung với ông C. Họ sống yên vui, luôn yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, không phân biệt con chung, con riêng. Ông bà cùng qua đời do tai nạn giao thông và không để lại di chúc, nên người con chung đòi hưởng thừa kế toàn bộ số tài sản của bà M và ông C để lại (ông C, bà M không có tài sản riêng), người con riêng không đồng ý và đòi chia đều số tài sản nói trên cho cả hai người. Sự việc được khởi kiện và Toà án đã ra quyết định phân chia số tài sản mà bà M và ông C để lại cho cả hai người con bằng nhau.
Nhà A có ba mẹ con, gồm mẹ, anh trai đang học đại học và A (con gái) đang học trung học phổ thông. Thời gian gần đây, mẹ đau ốm nhiều nên kinh tế gia đình bị giảm sút, A xin mẹ cho nghỉ học để phụ mẹ bán hàng tăng thu nhập của gia đình, tạo điều kiện cho anh trai tiếp tục học hết đại học. Mẹ không đồng ý và yêu cầu A tiếp tục đi học.
Thực hiện Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy ở thành phố N không phân biệt người già hay trẻ, nam hay nữ đều đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách, luôn chấp hành đúng hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
(1) Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí được thể hiện như thế nào ở mỗi thông tin, trường hợp trên?
(2) Em hãy nêu một số quy định pháp luật thể hiện công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí, cho ví dụ minh hoạ.
b) Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
CH: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Điều 3. Nguyên tắc xử lí (trích)
1. Đối với người phạm tội:
b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo. thành phần, địa vị xã hội;
c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đâu, chỉ huy, ngoan cố chống đói, côn đồ, tái phạm nguy hiểm. lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
Bộ luật Dân sự năm 2015
Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (trích)
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Luật Xử li vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)
Điều 3. Nguyên tắc xử lí vị phạm hành chính (trích)
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lí nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chinh gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
Tại một ngã tư giao thông, ông A (nhân viên) và ông B (thủ trưởng) cùng làm tại một cơ quan, do mải nói chuyện, không chú ý nên cả hai đã điều khiển xe máy vượt đèn đò và đều bị Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính.
Ông P làm nghề nhuộm vải, còn ông Q làm nghề tái chế kim loại nhôm. Cả hai ông đều xả nước thải chưa qua xử lí ra sông, gây ô nhiễm môi trường, làm chết toàn bộ số cá đang nuôi trong lồng bè của ông K. Cơ quan có thầm quyền đã buộc ông P và ông Q phải chấm dứt hành vi xả thải và đều phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà họ đã gây ra cho ông K theo quy định của pháp luật.
Ông V (62 tuổi) và anh M (18 tuổi) đang vận chuyển trái phép chất ma tuý, thì bị công an bắt. Khi xét xử Toà án quyết định: anh M bị phạt 9 năm tù, còn ông V bị phạt 12 năm tù.
(1) Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được thể hiện như thế nào ở mỗi thông tin, trường hợp trên?
(2) Ở trường hợp 4, theo em đề bảo đảm quyền bình đẳng của công dân thì số tiền mà ông A và ông B phải nộp phạt sẽ giống nhau hay khác nhau? Vì sao?
(3) Em hãy nêu một số quy định pháp luật thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí và cho ví dụ minh hoa.
2. Ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội
CH: Em hãy các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Chị V là người dân tộc thiểu số, sống ở huyện vùng cao thuộc tỉnh C. Nhờ nỗ lực học tập, phấn đấu, chị đã được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá XV. Với tư cách là đại biêu Quốc hội, chị đã có nhiều y kiến, kiến nghị về chính sách phát triển kinh tế — xã hội, đặc biệt là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi, góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân.
Anh A là người khuyết tật bị liệt cả hai chân. anh phải di chuyển trên xe lăn. Bằng sự nỗ lực, cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ của mọi người, anh A đã được đên trường học như các bạn khác. Tốt nghiệp phổ thông, anh thi đỗ vào trường đại học, ra trường anh xin vào làm tại một trung tâm công nghệ thông tin. Nhiệt tình, sáng tạo trong công việc nên anh luôn được mọi người yêu mến, kính trọng.
Nhà nước đã ban hành và thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho những sinh viên là người dân tộc thiểu số và những sinh viên có gia đình sinh sống ở vùng núi, những khu vực đặc biệt khó khăn đề giúp họ có điều kiện học tập tốt hơn.
(1) Em hãy cho biết việc thực hiện tốt quyền bình đẳng của công dân đã mang lại những lợi ích gi cho bản thân chị V anh A và xã hội?
(2) Việc Nhà nước ban hành và thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
(3) Theo em, nếu không quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì cho công dân và cho xã hội?
LUYỆN TẬP
CH1: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của mọi công dân, không phân biệt người lớn hay trẻ em.
b. Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh.
c. Trẻ em không có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
d. Mỗi người sinh ra và lớn lên trong những điều kiện khác nhau nên không thể bình đẳng với nhau.
CH2: Em hãy nhận xét, đánh giá hành vi, việc làm của các chủ thể sau:
a. Anh M năm nay đủ 18 tuổi nhưng cán bộ xã T đã không ghi tên vào danh sách cử tri để anh tham gia bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp với lí do anh M không đọc thông, viết thạo tiếng Việt.
(1) Hành vi của cán bộ xã T là thực hiện đúng hay vi phạm quyền bình đẳng của công dân tước pháp luật? Vì sao?
(2) Trong trường hợp này, anh M cần làm gì đề thực hiện quyền bình đẳng của mình?
b. Anh V là người tỉnh A đã theo học nghề làm gồm sử tại làng nghề gốm truyền thống thuộc tỉnh B. Dựa vào kiến thức, kinh nghiệm và biết áp dụng công nghệ vào sản xuất, quảng bá sản phẩm, nắm bắt nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, anh V đã mở xưởng sản xuất riêng tại tỉnh B, thu hút nhiều lao động của tỉnh B vào làm việc, giúp người dân nơi đây thoát nghèo. Những người đã từng dạy nghề làm gồm sứ cho anh V buộc phải thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh để có thể cạnh tranh với anh V và cùng tồn tại, phát triển ngay trên quê hương của mình.
Việc anh V mở xưởng sản xuất tại tính B có phả là thực hiện quyên bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh tế không? Vì sao?
c. G và N cùng tốt nghiệp trung học phổ thông. G dự thi và trúng tuyển vào hệ chính quy của Trường Đại học B, còn N đi làm công nhân tại Nhà máy X, sau đó dự thi và trúng tuyển vào hệ vừa học vừa làm cùng của Trường Đại học B. Sau những năm miệt mài học tập, cả hai đều tốt nghiệp Trường Đại học B và cùng làm việc tại Nhà máy X.
(1) Quyền bình đẳng trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục được G và N thực hiện như thế nào?
(2) Việc G và N cùng làm việc tại Nhà máy X có thể hiện sự bình đằng của công dân không? Vì sao?
d. Bà U kinh doanh mặt hàng điện máy, ông Y kinh doanh vật liệu xây dựng. Cả hai cũng trốn thuê nên đã bị cơ quan có thẩm quyền truy thu thuế và xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Việc cơ quan có thẩm quyền truy thu thuế và xử phạt hành chính đốivới bà U và ông Y có thẻ hiện sự bình đẳng về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí của công dân trước pháp luật không? Vì sao?
CH3: Em hãy xử lí các tình huống sau:
a. Từ ngày được bổ nhiệm làm Giám đốc công ty và có thu nhập cao nên bố của T yêu cầu mẹ của T dừng công việc giảng dạy tại trường trung học phổ thông và ở nhà để chăm lo việc gia đình. Mẹ của T không đồng ý.
(1) Theo em yêu cầu của bố T có vi phạm quyền bình đằng của công dân trước pháp luật không? Vì sao?
(2) Theo em, để đảm bảo bình đẳng vẻ nghĩa vụ trong gia đình, bố của T cần phải làm gi?
(3) Nếu là T, em sẽ giải thích cho bố như thê nào?
b. Nhà P có hai anh em. P đang học Trường Đại học G (theo đúng nguyện vọng của bản thân), còn người em gái của P có nguyện vọng học Trường Đại học Thể dục — Thể thao vi rất thích đá bóng, nhưng bố mẹ P không đồng ý và yêu cầu em phải thi vào Trường Đại học Sự phạm đề tiếp nối truyện thống của gia đình.
(1) Theo em, bố mẹ P có vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật không? Vì sao?
(2) Nếu là P hoặc là em gái của P, em sẽ giải thích với bố mẹ như thế nào?
CH4: Hãy chia sẻ những việc mà em và người thân đã làm đề thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
VẬN DỤNG
CH: Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng và thực hiện kịch bản có nội dung phản ánh những vấn đề sau:
- Tôn trọng và bảo vệ quyền bình đẳng trong học tập, vui chơi của trẻ em.
- Không phân biệt đối xử với người nghèo, người khuyết tật.
PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI
MỞ ĐẦU
CH: Theo Người, thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi vấn đề. Người khẳng định “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái” là ba điều có quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo. Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt, cũng tự sửa chữa được nhiều.
KHÁM PHÁ
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
a. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
CH: (1) Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong các thông tin, trường hợp trên như sau:
- Trường hợp 1: Công dân không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, phải tuân theo quy định của pháp luật mà không phân biệt giới tính, thành phần, địa vị trong xã hội.
- Trường hợp 2: Trong nghĩa vụ quân sự, mọi công dân không phân biệt giới tính khi đăng ký tham gia đi nghĩa vụ.
- Trường hợp 3: Công dân trong trường hợp này đã được pháp luật đối xử bình đẳng, công bằng thông qua việc chia số tài sản của bà M và ông C để lại cho cả hai người con bằng nhau.
- Trường hợp 4: Mẹ của A đã thực hiện đúng quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật qua việc tiếp tục để cho A đi học như anh trai của A dù hoàn cảnh gia đình khó khăn.
- Trường hợp 5: Trước pháp luật, ở đây cụ thể là trước Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển giao thông là mọi công dân đều phải chấp hành quy định theo đúng luật mà không phân biệt độ tuổi, giới tính.
(2) Một số quy định pháp luật thể hiện công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lý là:
- Khoản 1, điều 3, Bộ luật dân sự 2015 quy định: "Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lí do nào để phân biệt đối xử, được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản".
- Điểm b, khoản 1, điều 3 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: "Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội".
- Điều 2, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: "Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này".
- Khoản 1 điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: "Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân".
b) Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
CH: (1) Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý được thể hiện ở mỗi thông tin, trường hợp trên như sau:
- Trường hợp 1, 2, 3: Các công dân khi đứng trước pháp luật không phân biệt giới tính, độ tuổi, tôn giáo, địa vị xã hội,... khi có đủ điều kiện và năng lực chịu trách pháp lý sẽ phải chịu mọi hình phạt trước luật pháp khi vi phạm.
- Trường hợp 4: Cả ông A và ông B dù địa vị xã hội khác nhau nhưng khi vi phạm luật giao thông đều bị xử phạt hành chính theo đúng quy định của pháp luật.
- Trường hợp 5: Cả hai ông P và ông Q đều vi phạm pháp luật đó là xả nước thải chưa qua xử lý ra sông, gây ô nhiễm môi trường, làm chết toàn bộ số cá đang nuôi trong lồng bè của ông K. Cho nên việc xử phạt cả hai người trong trường hợp này đều theo đúng quy định của pháp luật.
- Trường hợp 6: Trong trường hợp này, công dân khi vi phạm pháp luật, đặc biệt ở trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy đều phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Ngoài ra nếu vận chuyển quá mức quy định thì sẽ bị tử hình.
(2) Ở trường hợp 4, theo em để bảo đảm quyền bình đẳng của công dân thì số tiền mà ông A và ông B phải nộp phạt sẽ giống nhau. Vì cả hai người cùng nói nói chuyện và vượt đèn đỏ cho nên đều bị Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính. Hơn nữa theo quy định thì mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, thành phần, địa vị, xã hội;... nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
(3) Một số quy định pháp luật thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý:
- Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình: Một số quyền cơ bản như quyền bầu cử, ứng cử, sở hữu, thừa kế, các quyền tự do cơ bản và quyền dân sự, chính trị khác, nhân quyền, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do cư trú, tự do đi lại, quyền thông tin… Nghĩa vụ lao động công ích, đóng thuế…
- Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không phân biệt đối xử.
2. Ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội
CH: (1) Việc thực hiện tốt quyền bình đẳng của công dân đã mang lại lợi ích cho bản thân chị V, anh A và xã hội: Chị V có cơ hội học tập, phấn đấu và trở thành đại biểu Quốc hội từ đó góp phần phát triển và nâng cao đời sống của nhân dân, trong đó có miền núi; còn anh A có cơ hội việc làm và phát triển bản thân, được mọi người yêu yêu quý, tôn trọng. Từ đó đã giúp cho xã hội phát triển văn minh, giàu đẹp, công bằng giữa các công dân với nhau và không bỏ sót nhân tài.
(2) Việc Nhà nước ban hành và thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật có ý nghĩa:
- Tôn trọng sự khác biệt giữa các công dân
- Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội
- Tạo điều kiện để mỗi người, nhất là những người yếu thế có điều kiện phát triển, vươn lên
- Làm cho xã hội đoàn kết, dân chủ, công bằng
- Mọi người đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
(3) Theo em, nếu không quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thì sẽ dẫn đến những hậu quả sau cho công dân và xã hội:
- Công dân: Bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; Mất đi quyền lợi học tập và phát triển; Tạo ra khoảng cách giữa các dân tộc, các công dân với nhau.
- Xã hội: Mất đi sự đoàn kết, dân chủ, công bằng; Cuộc sống không hạnh phúc, ấm no; Có thể dẫn tới hậu quả khôn lường là các cuộc đả đảo chính quyền đòi bình đẳng.
LUYỆN TẬP
CH1: a. Đồng tình. Vì mọi công dân đều được đối xử bình đẳng trước pháp luật và đều có nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật cho nên bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của mọi người.
b. Đồng tình. Vì mọi công dân đều được đối xử bình đẳng trước pháp luật và đều có quyền được kinh doanh mà không phân biệt độ tuổi, giới tính, độ tuổi, địa vị xã hội,...
c. Không đồng tình. Vì trẻ em cũng là một thành phần công dân trong một đất nước, một quốc gia nên phải có trách nhiệm, nghĩa vụ như nhau trước pháp luật.
d. Không đồng tình. Vì nơi sinh không quyết định và ảnh hưởng tới quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Ý kiến này là ý kiến loại bỏ quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật và không tôn trọng sự khác biệt các công dân.
CH2: a. (1) Hành vi của cán bộ xã T đã vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Vì công dân 18 tuổi đã đủ tuổi tham gia bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
(2) Để thực hiện quyền bình đẳng của mình, anh M nên căn cứ theo:
"Điều 2. Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử
Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này."
Theo đó, cử tri là người có quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử các cơ quan đại biểu của nhân dân (Quốc hội và Hội đồng nhân dân). Có quyền bỏ phiếu bãi nhiệm các đại biểu do mình bầu ra khi các đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
b. Việc anh V mở xưởng sản xuất tại tỉnh B thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh tế . Vì anh V có đủ điều kiện để thực hiện quyền sản xuất kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật.
c. (1) Quyền bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục được G và N thực hiện qua việc cả hai người đều được học tập và phát triển với nhau không phân biệt địa vị hay hệ học của cả hai.
(2) Việc G và N cùng làm việc tại Nhà máy X có thể hiện sự bình đẳng của công dân. Vì G và N đều có có được cơ hội học tập và phát triển bản thân; không bị phân biệt đối xử trước pháp luật.
d. Việc cơ quan có thẩm quyền truy thu thuế và xử phạt hành chính đối với bà U và ông Y có thể hiện sự bình đẳng về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí của công dân trước pháp luật. Vì mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, thành phần, địa vị, xã hội;... nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.
CH3: a. (1) Theo em, yêu cầu của bố T có vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Vì bố T không có quyền yêu cầu mẹ T dừng công việc của mình. Hành động của bố T là không tôn trọng và phân biệt đối xử mẹ T trong công việc.
(2) Theo em, để bảo đảm bình đẳng về nghĩa vụ trong gia đình, bố của T cần phải động viên, quan tâm, chăm sóc mẹ T; từ đó tạo cho mẹ T chỗ dựa tinh thần trong cuộc sống.
(3) Nếu là T, em sẽ giải thích cho bố: Mọi công dân đều có quyền đi làm theo quy định của pháp luật. Hành động của bố T là phân biệt đối xử với mẹ T trong công việc và không tôn trọng mẹ T.
b. (1) Theo em, bố mẹ P có vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Vì mọi người đều có quyền lựa chọn nguyện vọng vào đại học của mình. Bố mẹ P làm vậy đã ảnh hưởng tới tương lai và nguyện vọng của em gái P.
(2) Nếu là P hoặc là em gái của P, em sẽ giải thích với bố mẹ sự lựa chọn của mỗi người cần phải được tôn trọng. Khi đi học nếu như không có đam mê cũng như việc mất đi một phần tuổi trẻ. Việc lựa chọn của mỗi người sẽ ảnh hưởng tới tương lai của bản thân cho nên hãy để cho em gái P được sống theo lựa chọn của bản thân mình.
CH4: Đăng ký tạm trú: Khi chuyển đến một địa phương mới, chúng tôi đã đăng ký tạm trú để thông báo với chính quyền địa phương về địa chỉ cư trú của mình. Việc này giúp đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của chúng tôi đối với địa phương và pháp luật.
- Tham gia bầu cử: Chúng tôi đã tham gia bầu cử để thể hiện quyền công dân, tôn trọng quy định pháp luật về dân chủ và thực hiện quyền lựa chọn của mình.
VẬN DỤNG
CH: Tiểu phẩm: HÃY CHO CON ĐƯỢC ĐẾN TRƯỜNG!
Người dẫn truyện (dẫn dắt): Thưa cùng quý thầy cô và các bạn!
“Trẻ em như búp trên cành - Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”… Các bản Hiến pháp trong lịch sử Việt Nam đều ghi nhận quyền học tập là một trong những quyền cơ bản của công dân nói chung và trẻ em nói riêng. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách pháp luật ưu đãi trong lĩnh vực giáo dục để mọi người đều được bình đẳng trong giáo dục, học tập, để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mình; trẻ em có cơ hội được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo...
Tuy nhiên, thực trạng hiện nay, ở một số địa phương, nhất là ở vùng nông thôn hay vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, lạc hậu, có không ít trẻ em không được đi học, không được đến trường. Có nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan dẫn đến điều đó, trong đó,nhiều em phải bỏ học do hoàn cảnh khó khăn, đói nghèo.
Để đảm bảo quyền học tập của mọi trẻ em, cần có sự chung tay của các bậc cha mẹ, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Chính việc quan tâm, tạo điều kiện thực hiện quyền học tập của trẻ em sẽ góp phần nâng cao dân trí, từ đó, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, một đất nước văn minh, hiện đại, hội nhập và phát triển...
Tiểu phẩm “Hãy cho con được đến trường” dưới đây là câu chuyện nói về điều đó.
I. Giới thiệu nhân vật
- Ông Bảo
- Bà Trà (vợ ông Bảo)
- Ông Bách (bạn ông Bảo)
- Cô giáo chủ nhiệm.
II. Nội dung tiểu phẩm
Cảnh 1. Tại quán rượu quê
Ông Bảo và ông Bách vốn làm bạn với nhau cũng đã hơn hai chục năm. Tại quán rượu quê, hai ông đang ngồi uống rượu và thao thao bất tuyệt câu chuyện về những đứa con gái của mình.
Ông Bảo: Tôi với ông có cái “duyên” đẻ toàn vịt giời, đã chẳng có người bàn chuyện “đại sự” lại không có ai lo hương khói lúc về già...
Ông Bách: Thế vợ chồng ông có tính đẻ thêm không? Tôi là tôi ra chỉ tiêu cho vợ tôi rồi, sẽ phải đẻ bằng được một thằng cu để có người chống gậy lúc về già, dù là đứa thứ 5 hay thứ 10 cũng đẻ.
Ông Bảo: Vợ ông còn trẻ, còn trứng mà đẻ, chứ bà vợ tôi còn đẻ nỗi gì… Tôi là tôi tính cho chúng đi làm, kiếm tiền cho mình nhẹ gánh.
Ông Bách: À, mà con Hằng nhà ông lớn tướng rồi ấy nhỉ. Con gái cho chúng học ít thôi, cho nó đi làm đi, đằng nào thì sau này nó chẳng đi lấy chồng, học lắm có phải tốn công của mình không. Đấy, như con bé nhà tôi năm nay 11 tuổi, làm được khối việc rồi. Từ đợt Covid đầu năm nay, tôi cho nó nghỉ học, đi phụ bác nó bán hàng ăn. Mỗi tháng cũng kiếm được tiền triệu đấy. Nó đi làm tôi mới có tiền uống rượu…
Ông Bảo (tâm đắc): Vậy cơ hả, cái tuyệt chiêu của ông hay đấy. Tôi sẽ học theo cách của ông để con Hằng nhà tôi đi làm theo con gái ông. Ông giúp cho tôi nhé!
Trên đường về nhà, ông Bảo tay cầm chai rượu, chân bước siêu vẹo. Vừa đi, ông vừa lẩm bẩm và hát mấy điệu nghêu ngao. “Rượu là từ gạo mà ra. Ta đây, uống rượu cũng là ăn cơm…”. Về đến nhà trong bộ dạng say sỉn, vừa bước chân đến cửa, ông đã lớn tiếng gọi con: “Con Hằng đâu? Con Hằng đâu? Ra đây tao bảo”.
Bà Trà (đang lúi húi dọn trong bếp, thấy chồng về trong bộ dạng say xỉn, liền chạy ra đỡ và dìu vào nhà. Rồi bà buồn rầu, than vãn): “Trời ơi là trời! Ông đi đâu mà giờ mới về? Lại còn say xỉn thế này nữa, rõ khổ, ngày nào cũng như ngày nào”….
Ông Bảo bước đi loạng choạng gọi to với giọng say không quan tâm gì đến vợ đang dìu mình vào nhà.
Ông Bảo: Không học hành gì cả! Vợ với chả con, đẻ toàn vịt giời rồi lại bay đi…!
Bà Trà: Con nào chả là con, thà nuôi dạy cho tốt còn hơn đẻ nhiều, còn phải nuôi dưỡng con cái, chăm sóc để chúng học hành nên người chứ!
Bà Trà dìu ông vào nhà, ông Bảo thiếp đi vì say. Bà thở dài rồi lại đi ra.
Cảnh 2. Tại nhà ông Bảo
Sáng hôm sau, ông Bảo và bà Trà ngồi tại bàn uống nước nói chuyện trong khi Hằng đang đọc sách bên hiên nhà.
Ông Bảo (nói với vợ): Tôi tính rồi, nhà mình nghèo, lại đông con, mà con Hằng cũng đã lớn rồi. Nó đi học nữa lấy gì mà nuôi. Nhà 6 miệng ăn chứ có ít gì đâu.
(Dừng lại một chút, ông nhìn ra cửa nói tiếp): Hôm qua tôi nghe ông Bách nói, con gái út của ông ấy còn kém tuổi cái Hằng nhà mình mà nó đã kiếm được tiền rồi đấy, mà là tiền triệu chứ chẳng ít đâu. Ông ấy còn bảo, nếu tôi đồng ý, ông ấy sẽ giới thiệu cho cái Hằng nhà mình đi phụ giúp cho quán ăn của người nhà ông ấy ở trên thành phố. Con đi làm, vừa có tiền phụ thêm thu nhập cho bà, đồng thời sau này lớn lên nó cái nghề mà sống. Với lại con gái lớn rồi, cũng phải để cho nó rèn luyện mới trưởng thành được, ý bà thế nào?
Bà Trà: Nhưng mà con còn đang tuổi đi học. Vợ chồng mình tuy nghèo nhưng phải cố cho con “cái chữ”. Có “cái chữ” sau này nó mới có nghề nghiệp ổn định, ra cuộc đời mới đỡ vất vả ông ạ! Thời nay, con trai, con gái đều như nhau, con nào chả là con hả ông.
Hằng đang ngồi đọc sách, nghe bố, mẹ bàn việc nghỉ học để đi làm, em bước vào nhà, hai dòng nước mắt chảy dài. Em vừa khóc vừa lay vào vai bố nói: “Bố ơi con muốn được đi học. Bố cho con đi học đi, con sẽ cố gắng sắp xếp thời gian để vừa học vừa giúp bố mẹ”. Quay sang mẹ ngồi bên, Hằng nói: “Mẹ nói với bố cho con đi học đi, con không muốn bỏ học đâu”.
Ông Bảo (Cầm điếu cày, vê thuốc, rít một hơi dài, rồi chỉ tay, vẻ dứt khoát): Tao đã quyết rồi, không học với hành gì nữa cả! Con gái, con đứa học cho lắm cũng chẳng để làm gì. Với lại, mày không đi làm lấy đâu tiền còn nuôi một lũ em sau mày nữa. Mày ở nhà phụ mẹ đi kiếm tiền, rồi lớn thêm tý nữa lấy chồng là xong. Tao cũng chỉ lo được đến đây là hết sức rồi.
Bà Trà (vừa ôm con vừa quay sang thuyết phục ông Bảo): Ông ạ! Đúng là vợ chồng nhà mình còn nhiều khó khăn, nhưng tôi nghĩ cứ để con Hằng đi học. Nó mà thất học, các em của nó rồi cũng thế thôi. Cái nghèo cứ đeo bám mãi. Tôi sẽ cố kiếm việc làm thêm, rồi tăng gia sản xuất để các con đỡ khổ. Với lại con Hằng cũng phải cố gắng học cho tốt để bố mẹ nở mặt nở mày ra…
Ông Bảo: Tôi đã quyết rồi. Bà đừng bàn ngang nữa. Mà bà xem ở cái làng này, đứa con gái nào lớn mà chả phải đi làm. Đầy đứa có học hành gì đâu mà vẫn nên người đấy thôi. Với lại, có cố học thì học xong cũng chả có tiền đâu mà xin việc.
Bà Trà: Ông lại nói vậy rồi, đúng là ai lớn thì cũng phải đi làm. Nhưng muốn có việc làm tốt, thu nhập ổn định thì phải học. Ông thấy đấy, làng quê bây giờ cũng đổi khác nhiều rồi, không như trước nữa. Đấy, cái Loan, cái Huệ, con gái nhà cô giáo Hồng đầu làng đấy thôi, bố nó đi công tác xa có mấy khi về đâu, thế mà cả hai chị em đều học giỏi, tốt nghiệp đại học rồi. Học xong, chị em nó tự thân vận động thi tuyển rồi có việc làm, có mất đồng nào đâu. Lại còn được hưởng chính sách thu hút của thành phố nữa đấy.
Ông Bảo: Bà mơ mộng quá đấy, tôi đã quyết không được cãi. Từ mai con Hằng nghỉ học đi phụ bếp ở nhà hàng người thân nhà ông Bách, tôi thu xếp rồi. Làm trái lời tôi là đừng có trách!
Nói rồi ông đứng lên đi ra ngoài. Hằng ôm mẹ khóc nức nở. Bà Trà ôm con vào lòng với nỗi buồn khôn tả, bất lực, mắt rưng rưng hai dòng lệ.
Cảnh 3. Tại nhà ông Bảo
Sau mấy ngày không thấy Hằng đến lớp, cô giáo chủ nhiệm đã tìm hiểu và biết được nguyên nhân câu chuyện. Cô đã cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh đến nhà Hằng.
Tại nhà Hằng, cô giáo vừa đến, gọi cửa và ông Bảo ra mở cửa.
Cô giáo: Vâng, chào bác. Tôi xin giới thiệu, tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp của em Hằng. Mấy hôm nay, thấy em Hằng không đi học nên hôm nay tôi đến đây thăm gia đình và tìm hiểu lý do sao em Hằng không đến lớp.
Đúng lúc đó Hằng đi về, với vẻ mặt mệt mỏi, thấy cô chủ nhiệm, Hằng chào cô rồi vừa tủi vừa thẹn, em bước nhanh về phía mẹ.
Ông Bảo (đứng phắt dậy, nói gằn giọng): Cô có hiểu chuyện của gia đình tôi không? Tôi là bố nó, tôi có trách nhiệm lo cho nó. Cô biết đấy, nhà tôi nghèo, không có tiền nuôi 6 chị em nó ăn học nên tôi cho nó nghỉ. Thế thôi! Mà cô cũng không cần phải khuyên răn tôi về chuyện học hành của nó đâu. Tôi tự giải quyết được việc này.
Cô giáo: Vâng, bác cứ bình tĩnh. Việc em Hằng đi học là cần thiết lắm, không phải như bác vừa nói đâu ạ!
Ông Bảo: Tôi đã bảo việc nhà tôi tôi lo, không cần cô quan tâm.
Cô giáo: Tôi cũng biết hoàn cảnh kinh tế nhà bác khó khăn nên bác mới phải cho con nghỉ học chắc bác cũng đau lòng lắm. Làm cha làm mẹ, ai chả muốn con cái học đàng hoàng, sau này có công ăn việc làm ổn định, nhưng…
Ông Bảo: Thôi, cô không cần giải thích. Tôi không cần cô phải dạy khôn tôi. Việc nhà tôi, tôi đã quyết, cái Hằng sẽ không đi học nữa. Nó phải đi làm. Không thể nuôi báo cô mãi được, lớn rồi chứ còn bé gì. Với lại, học rồi cũng làm cái gì, nó đâu có giống cô được đâu.
Hằng ngồi lặng nghe bố mẹ và cô giáo nói chuyện. Mẹ Hằng đi lại rót nước mời cô giáo và nhẹ nhàng nói với chồng: Ông ạ, cô giáo nói như vậy, tôi thấy đúng đấy!
Ông Bảo (cắt ngang giọng gắt gỏng): Bà không phải “tát nước theo mưa”. Chuyện tôi đã quyết, hai mẹ con cứ thế mà làm. Rất hoan nghênh cô đã quan tâm đến cháu, nhưng bây giờ thì xin mời cô về cho.
Cô giáo kéo Hằng ra giữa nhà và nhìn bố mẹ Hằng nói giọng nghiêm nghị:
Cô giáo: Các bác nhìn xem, em Hằng mới chỉ 12, 13 tuổi, cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, tuổi của con phải được ăn học, vui chơi… Việc bác bắt cháu bỏ học sớm và đi làm là vi phạm về quyền và nghĩa vụ của trẻ em đó.
Ông Bảo: Cái gì? Trẻ em mà cũng có quyền nữa à? Quyền là ở tôi. Không có pháp luật gì cả cô nghe chưa!
Cô giáo: Thưa bác, Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên của Châu Á đã phê chuẩn công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. Rồi Luật Trẻ em năm 2016 cũng đã quy định rất cụ thể các quyền của trẻ em như quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được đến trường. Không những vậy, pháp luật cũng nghiêm cấm các hành vi sử dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động, rồi cản trở việc học tập của trẻ em…
(Dừng lại một phút, cô tiếp tục giải thích):
Đó là quy định của pháp luật, chúng ta phải cùng nhau tuân thủ, chấp hành và thực hiện cho đúng. Còn về chuyện cuộc sống gia đình bác, tôi biết việc cho cháu nghỉ học cũng là bất đắc dĩ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Nhưng nếu bác bắt cháu bỏ học để đi làm phục vụ vất vả như vậy ở quán ăn là trái pháp luật đấy! Bộ luật Lao động năm 2019 quy định việc sử dụng lao động chưa thành niên ở độ tuổi của cháu Hằng phải được sự đồng ý của cháu. Vả lại, việc bố trí làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường của cháu.
Ông Bảo: Gì mà quyền với luật lắm thứ thế. Tôi không hiểu và không quan tâm. Tôi đã bảo ở cái gia đình này, quyền là ở tôi, do tôi. Cô cứ nói chuyện ở tận đẩu, tận đâu ấy. Cô xem đang có bao nhiêu đứa trẻ phải lang thang kiếm sống, chúng làm đủ thứ nghề nào là xây dựng, phụ hồ, kéo xe… có sao đâu, “có làm thì mới có ăn” chứ!.
Cô giáo: Bác Bảo ạ, tôi mong bác suy nghĩ lại và đồng ý cho cháu Hằng trở lại lớp học. “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Trẻ em là tương lai của đất nước mà. Để phát triển những mầm non tương lai, không những gia đình, nhà trường mà toàn xã hội cũng phải quan tâm giáo dục và tạo điều kiện để các cháu được phát triển. Trong lớp, em Hằng là một học sinh giỏi và rất ngoan, các bác nên tiếp tục cho cháu đi học. Chỉ có học mới nâng cao tri thức và sẽ là đôi cánh chắp cánh ước mơ thoát nghèo bác ạ!
Mẹ Hằng ôm con gái, nhìn cô giáo rồi nói với chồng:
Bà Trà: Ông ơi! Cô giáo nói đúng đó. Thôi thì vì con, nể lời cô giáo, ông cho con Hằng đi học trở lại đi. Tôi sẽ cố gắng làm thêm việc phụ để có thêm thu nhập, chi tiêu tằn tiện để con được đi học. (Bà nhìn sang cô giáo nói tiếp): Mong cô thông cảm, cũng vì gia đình đông con, nhà nghèo nên cháu Hằng mới thiệt thòi như vậy. Cho cháu đi làm, tôi và bố nó cũng thương con lắm. Hôm nay cô giáo nói những điều hay ý đẹp, mà đẹp cho tương lai con gái chúng tôi, tôi cũng hiểu hơn rồi cô ạ!
Cô giáo: Cuộc đời hai bác đã vất vả, lam lũ rồi. Nếu hai bác để cháu Hằng thất học thì cũng lại đi theo lối mòn đó và sẽ thật là đáng tiếc. Cháu bỏ học bây giờ, sau này không có trình độ, không có bằng cấp thì tương lai mờ mịt sẽ đi về đâu hả bác?
Ông Bảo (cố vớt vát):Thì.., thì…tôi cũng mới chỉ tính trước mắt cho con đi làm để có thêm thu nhập cho gia đình, cũng chưa nghĩ sâu xa như cô vừa nói! Mong cô thông cảm cho tôi.
Cô giáo: Vâng, chính vì hiểu và cảm thông hoàn cảnh gia đình bác nên tôi mới đến đây để động viên bác cho cháu đến trường. Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh cũng trích một phần trong Quỹ khuyến học của trường, giúp cho gia đình ta bớt khó khăn hơn đây bác ạ!
Ông Bảo (Ngồi lặng lẽ không nói nữa. Ông đi lại bên con gái, giọng nói của ông dịu xuống): Ừ, thì… cũng chỉ vì nhà mình nghèo, con đông nên bố mới đành lòng như thế, cho con đi làm bố cũng thương lắm.
Hằng (ôm bố thủ thỉ): Bố! Con biết bố mẹ khổ tâm vì chúng con. Con sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng bố mẹ và thầy cô. Ngoài giờ học trên lớp, con sẽ phụ giúp bố mẹ những việc gia đình, trông nom các em để bố mẹ đỡ vất vả. Bố cho con đi học trở lại nhé!
Ông Bảo: Ừ, con hãy cố gắng học thật tốt để trở thành người có ích nhé. Rồi ông cầm tay Hằng tiến lại gần cô giáo vẻ hối hận: Xin lỗi cô, tôi cả giận mất khôn. Những lời của cô làm tôi thấy xấu hổ với chính mình và con gái của mình. Âu cũng do mưu sinh nên tôi mới đành lòng làm thế! Mong cô giáo thông cảm và thứ lỗi cho tôi. Tôi đã nhận ra và xin gửi gắm con gái tôi, nhờ cô giáo giúp cho cháu quay lại học tập và tiến bộ.
Ông Bảo (đi đến bên vợ): Tôi sẽ quyết tâm cai rượu và cùng bà tích cực làm việc để có thêm tiền cho các con ăn học. Bà cũng tha lỗi cho tôi nhé!
Hằng hết nhìn cô giáo lại quay sang bố, mẹ đầy xúc động. Ngày mai, em lại được đến trường./.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức, giải Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức trang 54, giải Kinh tế pháp luật 11 KNTT trang 54
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận