Câu hỏi tự luận Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối. Kéo xuống để tham khảo thêm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Nêu khái niệm quyền bình đẳng giữa các dân tộc? 

Câu 2: Nêu biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị, kinh tế?

Câu 3: Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục được thể hiện như thế nào?

Câu 4: Nêu 3 ví dụ chứng tỏ Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc?

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Theo em, quyền bình đẳng của giữa các dân tộc có ý nghĩa gì đối với đời sống con người và xã hội?

Câu 2: Nêu hậu quả của việc các dân tộc trong đất nước không thực hiện quyền bình đẳng? 

Câu 3: Tại sao để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Nhà nước cần quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp?

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây?

  1. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng dựa trên cơ sở quyền tự do, dân chủ của công dân.
  2. Bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch giữa các dân tộc về trình độ phát triển.
  3. Thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc là nghĩa vụ của người trên 18 tuổi.
  4. Nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa là các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.

Câu 2: Nhận xét về hành vi của nhân vật, tổ chức trong các trường hợp sau:

  1. Sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm, anh V xung phong xin về dạy ở một tỉnh miền núi để đem con chữ đến với các em nhỏ nơi đây.
  2. Anh K biết một số bạn trong nhóm đăng thông tin trái quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc nhưng vẫn im lặng như không biết.

Câu 3: Em hãy đánh giá hành vi của các nhân vật trong trường hợp sau

Anh A và chị B quen nhau được một thời gian và hai người quyết định tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên, gia đình anh A phản đối vì cho rằng chị B là người dân tộc thiểu số. Gia đình còn yêu cầu anh A phải tìm người phù hợp để kết hôn. Biết được thông tin, cán bộ xã nơi anh A sinh sống đã tiếp xúc và giải thích cho gia đình anh về vấn đề bình đẳng giữa các dân tộc, không được cản trở hôn nhân tiến bộ. Sau khi được giải thích, gia đình anh A đã hiểu và đồng ý cho hai anh chị kết hôn.

Câu 4: Em hãy cho biết việc thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người và xã hội trong trường hợp sau

Nhằm góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân, phát triển văn hóa các dân tộc, chính quyền huyện A đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách về bình đẳng giữa các dân tộc. Huyện đã xây dựng mới trường phổ thông dân tộc nội trú ở trung tâm để thuận lợi cho việc học tập và sinh hoạt của các em học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số. Huyện A cũng tiến hành lên kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hoá, lễ hội đặc sắc của địa phương, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn.

Câu 5:  Huyện X có nhiều đồng bào các dân tộc chung sống đoàn kết với nhau. Gần đây, xuất hiện một số phần tử có hành vi kích động chia rẽ khiến cho bà con các dân tộc hiểu lầm, mâu thuẫn với nhau. Chính quyền và các cơ quan chức năng tỉnh X sau một thời gian điều tra, theo dõi đã tìm được thủ phạm. Kẻ chủ mưu và đồng bọn đã bị xử lí nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Nhận xét về hành vi của các phần tử trong trường hợp trên. Theo em, hành vi đó có thể bị xử lí như thế nào?

Câu 6: Xuân và Mai là đôi bạn thân cùng thi vào một khoa của trường Đại học Ngoại thương. Hai bạn có số điểm thi bằng nhau. Xuân đã đậu nguyện vọng 1 vì là người dân tộc thiểu số, còn Mai thì không. 

  1. Theo em, điều đó có trái với nguyên tắc: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không? Vì sao? 
  2. Nêu ý nghĩa chính sách của Nhà nước?

Câu 7: Tỉnh H thực hiện nhiều chính sách nhằm xoá bỏ khoảng cách, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên địa bàn như: chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách hỗ trợ học tập, phát triển văn hoá dân tộc,… Qua năm năm thực hiện, các chính sách của tỉnh H đã góp phần giúp đỡ đồng bào các dân tộc phát triển, tiêu biểu có hơn 90% dân số biết chữ, nhiều con em gia đình có cơ hội được học lên cao hơn,… đem lại những kết quả tích cực về kinh tế, văn hoá, xã hội: tỉ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân đầu người tăng, nhiều nghi lễ, hoạt động văn hoá được bảo tồn và phát triển,…

Nhận xét và cho biết những chính sách trên đã đem lại lợi ích gì cho sự phát triển của tỉnh H?

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Phân biệt chủng tộc là gì? Nêu hiểu biết của em về hậu quả của nạn phân biệt chủng tộc trên thế giới.

Câu 2: Vị lãnh đạo kiệt xuất của phong trào Cách mạng vô sản Nga V.I.Lê-nin từng nhấn mạnh “Chúng ta đòi hỏi một sự bình đẳng tuyệt đối về mặt quyền lợi cho tất cả các dân tộc trong quốc gia và sự bảo vệ vô điều kiện các quyền lợi của mọi dân tộc ít người”. Giải thích ý nghĩa câu nói trên.

 

 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Bài tập tự luận Giáo dục kinh tế và pháp luật bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Quyền bình đẳng giữa các dân tộc kết nối ôn tập tự luận, Tự luận Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Bình luận

Giải bài tập những môn khác