Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án kinh tế phát luật 11 Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 11. QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  • Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội.
  • Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.
  • Thực hiện được các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Có những kiến thức cơ bản về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để thực hiện những hoạt động học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến bình đẳng giới trong các dân tộc.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trong thực hiện pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc; phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc; đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giữa các dân tộc; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi phân biệt đối xử giữa các dân tộc trong các lĩnh vực.
  • Năng lực phát triển bản thân: Rút ra được bài học cho bản thân trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc; tự đặt mục tiêu, kế hoạch rèn luyện để thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong đời sống thường ngày; thực hiện được và vận động, giúp đỡ người khác thực hiện được các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được một số kiến thức pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc; có tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó có đảm bảo được quyền bình đẳng giữa các dân tộc; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng trong đời sống xã hội liên quan đến quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  1. Phẩm chất:
  • Có ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  • Yêu quê hương, đất nước, tự hào về con người, về dân tộc của mình.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin liên quan tới bài học;
  • Một số điều luật liên quan đến nội dung bài học;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác hiểu biết của HS về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo hứng thú cho HS để kết nối vào bài học.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.68.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.68:

Em hãy chỉ ra quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin sau:

“Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc,....”

(Trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc đoạn trích, dựa vào hiểu biết của bản thân, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi:

Đoạn trích trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy: các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng với nhau trước pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc và cá dân tộc đều bình đẳng với nhau trước pháp luật. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc, tạo điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, tham gia xây dựng đất nước.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 11. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin trong SHS tr.68-71 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Bình đẳng về chính trị

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 2 HS đọc thông tin trong SHS tr.68-69.

- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS đọc các thông tin và thực hiện yêu cầu:

+ Nhóm 1: Quy định tỉ lệ ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong thông tin 1 nhằm mục đích gì? Vì sao?

+ Nhóm 2: Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào trong thông tin 2?

- GV yêu cầu HS liên hệ, vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi: Em hãy lấy ví dụ thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực chính trị.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin SHS tr.68-69, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Thông tin 1: Quy định tỉ lệ ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong thông tin 1 nhằm mục đích để các dân tộc thiểu số có thể thực hiện được quyền bình đẳng giữa các dân tộc khi tham gia vào các cơ quan đại diện của Nhà nước.

+ Thông tin 2: các dân tộc sinh sống ở Việt Nam đều bình đẳng về chính trị, người của bất kì dân tộc nào cũng có thể được bầu làm đại biểu Quốc hội ở Việt Nam, quyền bình đẳng giữa các dân tộc không chỉ về mặt pháp lí mà cả về thực tiễn, được hiện thực hóa trong kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV.

+ Ví dụ thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực chính trị: Nghị quyết số 1135 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đặt mục tiêu phấn đấu đạt 18% tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) trúng cử đại biểu Quốc hội trong tổng số đại biểu Quốc hội.

- GV mời HS nêu quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV mở rộng kiến thức, trình chiếu cho HS biết thêm về bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị:

Bác Giàng Seo Phử (dân tộc H’Mông) đảm nhiệm chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm uy ban dân tộc Chính phủ

Bác Tòng Thị Phóng (dân tộc Thái), đảm nhiệm chức Phó chủ tịch Quốc hội khóa XIII.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc

a. Bình đẳng về chính trị

Các dân tộc đều có quyền, có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước, tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Tải giáo án trọn bộ KTPL 11 kết nối tri thức , Giáo án word kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác