Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức Bài 3: Lạm phát

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án kinh tế phát luật 11 Bài 3: Lạm phát sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, gmẫu iáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

BÀI 3. LẠM PHÁT

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm, liệt kê được các loại hình lạm phát.
  • Giải thích được nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
  • Mô tả được hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội.
  • Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Đồng thời biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày các thông tin, ý tưởng trong thảo luận, đánh giá hậu quả của lạm phát và vai trò của Nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến vấn đề lạm phát.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trong thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước để kiềm chế lạm phát; ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được kiến thức về lạm phát, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế lạm phát; giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng kinh tế về lạm phát; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích vấn đề lạm phát trong trường hợp cụ thể.
  1. Phẩm chất:
  • Yêu nước, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước trong giải quyết vấn đề lạm phát.
  • Trung thực và có trách nhiệm trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước để kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin về lạm phát;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SHS tr.16 và chia sẻ hiểu biết về vấn đề kinh tế đang diễn ra trong trường hợp đó.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: HS đưa ra những chia sẻ của mình về vấn đề kinh tế đang diễn ra trong trường hợp đó.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 HS đọc to trường hợp phần Mở đầu trong SHS tr.16 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về vấn đề kinh tế đang diễn ra trong trường hợp dưới đây.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Vấn đề kinh tế diễn ra trong trường hợp trên là: lạm phát.

+ Lạm phát được hiểu là sự tăng mức giá chung của các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế một cách liên tục trong một thời gian nhất định.

+ Lạm phát gây ra những hậu quả tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phổ biến đối với mọi quốc gia trên thế giới, có ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Vì vậy, Chính phủ và người dân luôn quan tâm đến vấn đề kiểm soát, kiềm chế lạm phát để đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế-xã hội.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 3. Lạm phát.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm lạm phát và các loại lạm phát

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm lạm phát và các loại lạm phát.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, quan sát biểu đồ trong SHS tr.16-17 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về khái niệm lạm phát và các loại lạm phát.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm lạm phát và các loại lạm phát.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm lạm phát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, quan sát biểu đồ trong SHS tr.16-17 và trả lời câu hỏi:

Em có nhận xét gì về sự biến động chỉ số giá tiêu dùng các năm trong giai đoạn 2016 — 20212?

- GV tiếp tục yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chỉ số 1,84% phản ánh điều gì?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm lạm phát.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SHS tr.16 – 17 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về khái niệm lạm phát theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Việt Nam có nhiều biến động. Cụ thể:

●       2016 - 2018, chỉ số CPI có xu hướng tăng, từ 2,66% (năm 2016), tăng lên mức 3,54% (năm 2018).

●       2018 - 2021, chỉ số CPI có xu hướng giảm, từ mức 3,54% (năm 2018), giảm xuống còn 1,84% (năm 2021).

+ Chỉ số 1,84% cho thấy: mặc dù bối cảnh lạm phát toàn cầu ngày càng tăng nhưng lạm phát ở Việt Nam trong năm 2021 được kiểm soát ở mức thấp.

- GV rút ra kết luận về khái niệm lạm phát.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các loại lạm phát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm nhóm đôi, đọc thông tin, trong SHS tr.17-18 và trả lời câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về mức độ lạm phát của nước ta năm 1986, 2010 - 2011, 2012 - 2013?

+ Ở mỗi mức độ đó, lạm phát tác động đến kinh tế - xã hội nước ta như thế nào?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các loại hình lạm phát.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SHS tr.17 – 18 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về các loại hình lạm phát theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi:

+ Năm 1986, ở Việt Nam, chỉ số tiêu dùng (CPI) ở mức rất cao, đạt 775%.

-> Loại hình lạm phát phi mã.

+ Trong những năm 2010 - 2011, chỉ số CPI liên tục ở mức cao (năm 2010 đạt 11,75%; năm 2011 đạt 18,13%).

-> Loại hình lạm phát phi mã.

+ Trong những năm 2012 - 2013, nhờ những giải pháp kiềm chế và kiểm soát lạm phát của nhà nước, nên chỉ số CPI đã giảm xuống ở mức một con số (đạt 6,81% năm 2012 và 6,04% năm 2013).

-> Loại hình lạm phát vừa phải.

- GV rút ra kết luận về các loại hình lạm phát.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Tìm hiểu khái niệm lạm phát và các loại lạm phát

a. Tìm hiểu khái niệm lạm phát

- Khái niệm lạm phát:

Lạm phát là sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế  (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Tìm hiểu các loại lạm phát

- Lạm phát vừa phải: mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0%-dưới 10%). Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.

- Lạm phát phi mã: Mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10%-1000%), gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế. Đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm, người dân tránh giữ tiền mặt.

- Siêu lạm phát: giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1000%), nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến lạm phát

  1. Mục tiêu: HS giải thích được nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin SHS tr.18-19 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SHS tr.18-19 và trả lời câu hỏi:

Theo em, vì sao giá thực phẩm, giá năng lượng tăng là nguyên nhân khiến lạm phát năm 2021 tăng?

- GV tiếp tục yêu cầu HS nêu thêm câu hỏi:

Thông tin 2 - mục Các loại hình lạm phát - cho biết nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát tăng cao ở nước ta giai đoạn 1985 - 1987?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin SHS tr.18-19 và vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về nguyên nhân dẫn đến lạm phát theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 -  2 HS trả lời câu hỏi:

+ Giải thích:

●       Năng lượng (xăng dầu, ga), thực phẩm và vật liệu,… là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.

●       Khi các yếu tố đầu vào tăng giá, thì chi phí sản xuất sẽ tăng cao, từ đó đẩy giá cả của nhiều sản phẩm, hàng hóa trên thị trường tăng => dẫn đến tình trạng lạm phát.

+ Nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng cao ở nước ta giai đoạn 1985 - 1987 là do: đồng tiền mất giá quá nhanh, khiến tâm lí người tiêu dùng bất an; lúc này, người tiêu dùng không muốn giữ tiền mặt mà tìm cách mua hàng hóa để dự trữ, dẫn đến tình trạng cầu lớn hơn cung.

=> Đẩy giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao.

- GV rút ra kết luận về nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến lạm phát

- Chi phí sản xuất tăng cao: việc tăng giá các yếu tố đầu vào của sản xuất đẩy chi phí sản xuất tăng cao khiến cho giá cả nhiều loại hàng hóa trên thị trường tăng gây lạm phát.

- Cầu tăng cao: do có yếu tố tác động làm tổng cầu tăng cao nhưng tổng cung không thay đổi dẫn đến mức giá chung tăng gây tăng lạm phát.

- Phát hành thừa tiền trong lưu thông: khi lượng tiền phát hành quá mức cần thiết làm xuất hiện tình trạng người giữ tiền sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng hóa, làm cho giá cả hàng hóa leo thang gây lạm phát.

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác