Câu hỏi tự luận Đạo đức 4 kết nối bài 3: Yêu lao động

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 3: Yêu lao động. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Đạo đức 4 Kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. Nhận biết (2 câu)

Câu 1: Cho câu ca dao sau:

“Muốn no thì phải chăm làm

Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi”

Hình ảnh nào trong câu thơ tượng trưng cho những vất vả, mệt nhọc trong lao động?

Câu 2: Hai bức tranh trên thể hiện việc yêu lao động như thế nào?

Hai bức tranh trên thể hiện việc yêu lao động như thế nào?

II. Thông hiểu (7 câu)

Câu 3: Những hành động như thế nào biểu hiện là yêu lao động?

Câu 4: Đánh dấu x vào những trường hợp là biểu hiện của lười lao động?

Câu 5: Cho biết tình huống sau:

Hôm nay cô giao bài tập về nhà nhưng Lâm không làm. Vứt cặp sách ở một góc, Lâm ngồi chơi game. 

Em có nhận xét gì về hành động của Lâm? Nếu là Lâm em sẽ có hành động như thế nào?

Câu 6: Hãy đưa ra lời khuyên trong trường hợp sau:

Chi ngày nào đi học cũng ngủ thêm 10 phút. Thậm chí có ngày Chi ngủ quên giờ đến trường học. Chính vì thế, Chi bị cô nhắc nhở về việc đi học muộn.

Câu 7: Theo em hiểu yêu lao động có nghĩa là gì? 

Câu 8: Chúng ta cần phải làm gì để nhắc nhở những người lười lao động? Em hiểu câu nói “Ăn không ngồi rồi” có ý nghĩa như thế nào?

Câu 9: Xử lí tình huống sau:

Trong giờ bầu tổ trưởng, Dung bầu cho Thanh làm tổ trưởng vì bạn vừa học giỏi vừa siêng năng chăm chỉ. Nhưng Thủy không đồng ý và một mực bầu cho Dương. Dương không chăm chỉ lao động nhuwg Thủy bầu cho Dương vì Dương học giỏi hơn Thanh.

Câu 10: Em có đồng tình với ý kiến: “Lao động là việc làm dành riêng cho người lớn” hay không? Vì sao? 

Vận dụng (3 câu)

Câu 11: Yêu lao động sẽ đem lại cho chúng ta những lợi ích gì?

Câu 12: Trái lại với yêu lao động là lười lao động, lười lao động sẽ có những tác hại gì?

Câu 13: Nhận xét ý kiến dưới đây: “Chỉ người nghèo mới phải lao động”

Vận dụng cao (2 câu)

Câu 14: Sưu tầm một số câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ về yêu lao động.

Câu 15: Bác Hồ đã từng dặn:

“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ 

Tùy theo sức của mình”

Bác Hồ đã dặn dò chúng ta về điều gì?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận đạo đức 4 KNTT, bài tập ôn tập đạo đức 4 kết nối bài 3, câu hỏi ôn tập đạo đức 4 kết nối bài Yêu lao động

Bình luận

Giải bài tập những môn khác