Bộ trắc nghiệm lịch sử 12 kết nối tri thức có đáp án

Tải trọn bộ trắc nghiệm lịch sử 12 kết nối tri thức có đáp án. Bộ trắc nghiệm tổng hợp nhiều câu hỏi, bài tập có đáp án sẽ cụ thể giúp học sinh ôn tập kiến thức môn học, đạt kết quả cao trong mỗi kì thi, kì kiểm tra. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo thiết thực giúp các em và thầy cô rèn luyện năng lực theo hướng phát triển. Kéo xuống để tham khảo

 

BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 

(1945 – 1954)

(47 CÂU)

 

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

Câu 1: Sự kiện nào mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp?

A. Đánh úp sọt trụ sở Ủy ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.

B. Khiêu khích, tấn công quân Việt Nam ở Hải Phòng và Lạng Sơn.

C. Xả súng vào đoàn người mít tinh chào mừng Ngày độc lập ở Sài Gòn – Chợ Lớn.

D. Gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa yêu cầu giải tán lực lượng tự vệ ở Hà Nội.

Câu 2: Ủy ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập vào khoảng thời gian nào?

A. 2 – 9 – 1945.

B. 22 – 9 – 1945.

C. 19 – 9 – 1945.

D. 23 – 9 – 1945.

Câu 3: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 nhằm thực hiện nhiệm vụ gì?

A. Tiêu hao sinh lực địch.

B. Giam chân địch trong các đô thị.

C. Tiêu hao và giam chân địch trong các đô thị.

D. Bảo vệ các đô thị.

Câu 4: Trong cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16, thành phố nào kìm chân được thực dân Pháp lâu nhất?

A. Nam Định.

B. Hà Nội.

C. Huế.

D. Đà Nẵng.

Câu 5: Thắng lợi quân sự nào trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp? 

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. 

B. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16. 

C. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. 

D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.

Câu 6: Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1947 diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Tháng 10 đến tháng 12 - 1947.

B. Tháng 3 đến tháng 4 - 1947.

C. Tháng 10 đến tháng 12 - 1950.

D. Tháng 9 đến tháng 10 - 1950.

Câu 7: Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Tháng 10 đến tháng 12 - 1947.

B. Tháng 3 đến tháng 4 - 1947.

C. Tháng 10 đến tháng 12 - 1950.

D. Tháng 9 đến tháng 10 - 1950.

Câu 8: Vị trí nào được Đảng và Chính phủ Việt Nam chọn làm điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?

A. Cao Bằng.

B. Thất Khê.

C. Đông Khê.

D. Na Sầm.

Câu 9: Chiến thắng nào đã đánh dấu quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947. 

B. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. 

C. Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951-1952.

D. Chiến dịch Tây Bắc thu – đông 1952.

Câu 10: Từ năm 1951 đến năm 1952, về chính trị có sự kiện gì quan trọng nhất?

A. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2-1951).

B. Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt (3-3-1951).

C. Hội nghị thành lập “Liên minh nhân dân Việt – Miến – Lào”.

D. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ I (1-5-1952).

Câu 11: Mặt trận Liên hợp quốc dân Việt Nam ra đời dựa trên cơ sở hợp nhất của hai tổ chức nào?

A. Hội Liên Việt và Mặt trận thống nhất dân tộc giải phóng Đông Dương. 

B. Hội Liên hợp quốc dân Việt Nam và Mặt trận Đông Dương độc lập Đồng minh. 

C. Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt. 

D. Hội Liên hợp quốc dân Việt Nam và Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng mình.

Câu 12: Tháng 12-1952, kì họp thứ ba Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua

A. Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

B. Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất.

C. Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ.

D. Luật cải cách ruộng đất.

Câu 13: Hội đồng chính phủ và Hội đồng quốc phòng Pháp thông qua kế hoạch quân sự Na-va vào thời gian nào? 

A. Tháng 5 – 1953.

B. Tháng 6 – 1953.

C. Tháng 7 – 1953.

D. Tháng 8 – 1953.

Câu 14: Na-va đề ra kế hoạch quân sự mới với hy vọng sẽ giành thắng lợi trong thời gian bao lâu?

A. 18 tháng.

B. 16 tháng.

C. 12 tháng.

D. 20 tháng.

 

2. THÔNG HIỂU (13 CÂU)

Câu 1: Chính phủ nước Việt Nam kí với Chính phủ Pháp bản Hiệp ước Sơ bộ (6-3-1946) nhằm mục đích gì?

A. Tránh việc cùng lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù.

B. Buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.

C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn với Pháp để tiến hành tổng tuyển cử.

D. Tạo điều kiện thuận lợi để quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật.

Câu 2: Ngày 19 – 12 – 1946 diễn ra sự kiện gì?

A. Thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đòi giải tán lực lượng chiến đấu.

B. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 

C. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

D. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp Hiệp định Tạm ước (14-9-1946).

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?

A. Làm tiêu hao một phần sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố.

B. Tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

C. Chặn đứng kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.

D. Buộc Pháp chuyển sang đánh lâu dài.

Câu 4: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho

A. cả nước đi vào cuộc kháng chiến toàn diện.

B. cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

C. nhân dân miền Bắc có điều kiện đẩy mạnh sản xuất.

D. Đảng và cơ quan đầu não của ta được bảo vệ an toàn.

Câu 5: Mục tiêu cơ bản của cuộc tiến công lên Việt Bắc của thực dân Pháp cuối năm 1947 là 

A. Triệt đường liên lạc quốc tế của ta.

B. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, lập chính phủ bù nhìn.

C. Tiêu diệt lực lượng kháng chiến của Việt Nam, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

D. Khóa chặt biên giới Việt – Trung.

Câu 6: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 là 

A. buộc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài với ta. 

B. chứng tỏ khả năng quân và dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tấn công của Pháp. 

C. cuộc phản công lớn đầu tiên của quân dân ta giành thắng lợi. 

D. chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta.

Câu 7: Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 thắng lợi đã 

A. Phá vỡ thế bao vây của quân Pháp cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc. 

B. Bước đầu làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh – thắng nhanh” của thực dân Pháp. 

C. Đưa cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn mới. 

D. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong các thành phố một thời gian.

Câu 8: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 là gì? 

A. Giành được thế chủ động trên chiến trường chính, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. 

B. Con đường liên lạc của ta và các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông. 

C. Là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của quân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 

D. Chứng tỏ quân đội ta trưởng thành, đủ sức đối phó với âm mưu của Pháp.

Câu 9: Vì sao Đại hội đại biểu lần II của Đảng đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?

A. Đưa Đảng ta tiếp tục hoạt động cách mạng.

B. Đảng ta tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến.

C. Đảng ta đã hoạt động công khai.

D. Đưa Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam.

Câu 10: Nguyên nhân chủ quan quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là gì? 

A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

B. Toàn dân, toàn quân đã phát huy được tinh thần yêu nước, đoàn kết, sáng tạo trong chiến đấu và sản xuất.

C. Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân tộc thống nhất không ngừng được củng cố và mở rộng.

D. Hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.

Câu 11: Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam là

A. sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.

C. tinh thần yêu nước và đoàn kết của nhân dân ta.

D. thắng lợi của quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít.

Câu 12: Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)? 

A. Sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa.

B. Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất.

C. Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ.

D. Tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương.

Câu 13: Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

A. Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của thực dân Pháp.

B. Miền Bắc được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C. Miền Nam được giải phóng, thống nhất hoàn toàn đất nước.

D. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.

 

3. VẬN DỤNG (10 CÂU)

Câu 1: Mục tiêu lớn nhất của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 vào tháng 12-1946 nhằm

A. làm tiêu hao sinh lực địch, khai thông biên giới.

B. làm cho địch hoang mang lo sợ, để cho ta có thời gian di chuyển cơ quan đầu não an toàn.

C. để cho ta có thời gian di chuyển kho tàng, công xưởng và chiến khu, bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ về căn cứ an toàn.

D. quyết tâm tiêu diệt địch ở các thành phố lớn.

Câu 2: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” là chỉ thị của Trung ương Đảng trong chiến dịch nào?

                                                                           

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“... Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước...”.

(Trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 

Trong Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập, 4, NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr.534)

a. Văn kiện là lời phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm 1946. 

b. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định tinh thần yêu nước và ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phong kiến.

c. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thể hiện nét độc đáo, đặc sắc nhất trong đường lối quân sự của Đảng và tư tưởng quân sự Chủ tịch Hồ Chí Minh là ở hai chữ “toàn dân”.

d. Những tư tưởng mang tính thời đại được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo trong giai đoạn xã hội chủ nghĩa.

Trả lời

a. Đ

b. S

c. Đ

d. Đ

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Vậy nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là gì? Là:

a. Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, làm cho Việt Nam hoàn toàn thống nhất và độc lập (phản đế);

b. Xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân (phản phong kiến);

c. Gây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, 

NXB Chính trị quốc gia, 2001, tr.75)

a. Trích đoạn được nêu trong văn kiện Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

b. Trích đoạn cho thấy nhiệm vụ cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc, tay sai, giành độc lập và thống nhất hoàn toàn.

c. Trích đoạn thể hiện được tinh thần đấu tranh và niềm tin vào thắng lợi của toàn dân tộc.

d. Tập trung xây dựng lực lượng, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và củng cố chính quyền cách mạng là nhiệm vụ cơ bản được Nhà nước tiếp tục phát huy đến ngày nay.

Trả lời

a. S

b. Đ

c. Đ

d. Đ

Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới”.

(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr.410)

a. Văn kiện là nhận định của Tổng bí thư Trường Chinh về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).

b. Văn kiện nhắc đến sự kiện đại thắng ở Điện Biên Phủ vào mùa hè năm 1954.

c. Văn kiện cho thấy cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi đã đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc một nước thuộc địa nhỏ bé như Việt Nam đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh như Pháp. 

d. Văn kiện chứng minh truyền thống yêu nước của nhân dân là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Trả lời

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Trắc nghiệm lịch sử 12 kết nối tri thức có có đáp án, câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 12 kết nối tri thức có đáp án, đề trắc nghiệmlịch sử 12 kết nối tri thức có đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác