Bài tập luyện tập Toán 4 kết nối bài 33: Ôn tập các số đến lớp triệu

Câu hỏi và bài tập tự luận luyện tập ôn tập bài 33: Ôn tập các số đến lớp triệu. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Toán 4 Kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu):

1 763; 5 794; 20 292; 190 909

Mẫu:

17 653 = 1 000 + 700 + 60 + 3

 Giải

  • 1 763 = 1 000 + 700 + 60 + 3
  • 5 794 = 5 000 + 700 + 90 + 4
  • 20 292 = 20 000 + 200 + 90 + 2
  • 190 909 = 100 000 + 90 000 + 900 + 9

Câu 2: Viết các số sau:

- Bốn mươi triệu ba trăm nghìn bảy trăm hai mươi;

- Sáu trăm năm mươi tư triệu không trăm mười lăm nghìn;

- Tám trăm linh sáu triệu ba trăm linh hai nghìn bốn trăm;

- Bảy tỉ;

- Mười bảy tỉ không trăm mười lăm triệu.

Giải

- Bốn mươi triệu ba trăm nghìn bảy trăm hai mươi: 40 300 720

- Sáu trăm năm mươi tư triệu không trăm mười lăm nghìn: 654 015 000

Tám trăm linh sáu triệu ba trăm linh hai nghìn bốn trăm: 806 302 400

Bảy tỉ: 7 000 000 000

- Mười bảy tỉ không trăm mười lăm triệu: 17 015 000 000

Câu 3: Viết cách đọc số và nêu giá trị của chữ số 5, chữ số 8 trong mỗi số sau: 

75 068 100; 508 200 006; 4 340 581; 5 003 200 008.

Giải 

- Số 75 068 100 đọc là : Bảy mươi lăm triệu không trăm sáu mươi tám nghìn một trăm.

Trong số 75 068 100, chữ số 5 có giá trị là 5 000 000, chữ số 8 có giá trị là 8 000.

- Số 508 200 006 đọc là : Năm trăm linh tám triệu hai trăm nghìn không trăm linh sáu.

Trong số 508 200 006, chữ số 5 có giá trị là 500 000 000, chữ số 8 có giá trị là 

8 000 000.

Câu 4: Đọc các số sau và nêu rõ 5 chữ số 5 trong mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào:

67 358 ; 851 904; 3 205 700; 195 080 126.

Giải

  • 67 358: Sáu mươi bảy nghìn ba trăm năm mươi tám => Số 5 thuộc hàng chục, lớp đơn vị
  • 851 904: Tám trăm năm mươi mốt nghìn chín trăm linh bốn => Số 5 thuộc hàng chục nghìn, lớp nghìn
  • 205 700: Hai trăm linh năm nghìn bảy trăm => Số 5 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn
  • 195 080 126: Một trăm chín mươi lăm triệu không trăm tám mươi nghìn một trăm hai mươi sáu => Số 5 thuộc hàng triệu, lớp triệu

Câu 5: Nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số sau:

103; 1 379; 8 932; 13 064; 3 265 910.

 Giải

  • 103 => Số 3 có giá trị là 3
  • 1379 => Số 3 có giá trị là 300
  • 8932 => Số 3 có giá trị là 30
  • 13 064 => Số 3 có giá trị là 3000
  • 3 265 910 => Số 3 có giá trị là 3 000 000

 

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 55 432 218; 62 318 400; 308 201

Giải 

So sánh các số đã cho ta thấy: 62 318 400 > 55 432 218 > 308 201

Nên các số đã cho được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé như sau: 62 318 400; 55 432 218; 308 201.

Câu 2: Viết số gồm:

  1. a) 3 chục triệu, 2 triệu, 5 chục nghìn và 7 chục.
  2. b) 4 trăm triệu, 6 triệu, 2 trăm nghìn và 9 đơn vị.

Giải

  1. a) 3 chục triệu, 2 triệu, 5 chục nghìn và 7 chục viết là: 32 050 070
  2. b) 4 trăm triệu, 6 triệu, 2 trăm nghìn và 9 đơn vị viết là: 406 200 009

Câu 3: Cho số 3 724 015.

  1. a) Viết giá trị của chữ số 2
  2. b) Viết giá trị của chữ số 3

Giải

  1. a) Giá trị chữ số 2 là: 20 000
  2. b) Giá trị chữ số 3 là: 3 000 000 

Câu 4: Viết số thích hợp để có:

  1. a) Ba số tự nhiên liên tiếp:

67 ; ... ; 69.     798; 799; ...     ...; 1000; 1001.

  1. b) Ba số chẵn liên tiếp:

8; 10; ....       98; ... ;102.         ... ;1000; 1002

  1. c) Ba số lẻ liên tiếp:

51; 53; ...      199 ; ... ; 203.     ... ; 999; 1001

Giải 

  1. a) Ba số tự nhiên liên tiếp:

67 ; 68 ; 69.     798; 799; 800     999 ; 1000; 1001.

  1. b) Ba số chẵn liên tiếp:

8; 10; 12       98; 100 ;102.         998 ;1000; 1002

  1. c) Ba số lẻ liên tiếp:

51; 53; 55      199 ; 201; 203.     997 ; 999; 1001

 

3. VẬN DỤNG (2 câu) 

Câu 1: Viết 6 số tự nhiên liên tiếp từ bé đến lớn, bắt đầu từ số chẵn lớn nhất có 3 chữ số.

Giải 

Số chẵn lớn nhất có 3 chữ số là 998.

6 số tự nhiên liên tiếp từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 998 là: 998; 999; 1 000; 1 001; 

1 002; 1 003.

Câu 2: Trong các số: 605 ; 7 362 ; 2 640 ; 4 136 ; 1 207 ; 2 061:

  1. a) Số nào chia hết cho 2? Số nào chia hết cho 5?
  2. b) Số nào chia hết cho 3? Số nào chia hết cho 9?
  3. c) Số nào chia hết cho cả 2 và 5?
  4. d) Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3?
  5. e) Số nào không chia hết cho cả 2 và 9?

Giải:

  1. a) Các số chia hết cho 2 là: 7 362 ; 2 640; 4 136

Các số chia hết cho 5 là: 605 ; 2 640

  1. b) Các số chia hết cho 3 là: 7 362 ; 2 640; 20 601

Các số chia hết cho 9 là: 7 362 ; 20 601

  1. c) Các số chia hết cho cả 2 và 5 là: 2 640
  2. d) Các số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3 là: 605
  3. e) Số không chia hết cho cả 2 và 9 là: 605; 1207

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Viết số thích hợp vào ô trống để được:

Viết chữ số thích hợp vào chỗ chấm để được:

  1. a) ...52 chia hết cho 3;
  2. b) 1...8 chia hết cho 9.
  3. c) 92... chia hết cho cả 2 và 5.
  4. d) 25... chia hết cho cả 5 và 3.

Giải:

  1. a) Để số ...52 chia hết cho 3 thì ....+ 5 + 2 = .... + 7 chia hết cho 3.

Vậy có thể viết vào chỗ chấm một trong các chữ số sau: 2, 5 , 8.

  1. b) Tương tự, để số 1...8 chia hết cho 9 thì 1 + ....+ 8 = 9 +.... chia hết cho 9.

Vậy có thể viết 0 hoặc 9 vào chỗ chấm.

  1. c) Để 92... chia hết cho cả 2 và 5 thì ... phải là 0.

Vậy ta viết 0 vào chỗ chấm.

  1. d) 25... chia hết cho 5 nên .... có thể là 0 hoặc 5.

- Nếu .... là 0 ta có số 250.

Số 250 có tổng các chữ số là 2 + 5 + 0 = 7. Mà 7 không chia hết cho 3 nên số 250 không chia hết cho 3 (Loại).

- Nếu .... là 5 ta có số 255.

Số 255 có tổng các chữ số là 2 + 5 + 5 = 12 . Mà 12 chia hết cho 3 nên số 255 chia hết cho 3 (Chọn).

Vậy ta viết chữ số 5 vào chỗ chấm.

Câu 2: Tìm x, biết 23 < x < 31 và x là số lẻ chia hết cho 5.

Giải:

x chia hết cho 5 nên x có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5

x là số lẻ nên x có chữ số tận cùng là 5

Vì 23 < x < 31 nên x là 25


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác