5 phút giải Vật lí 12 Kết nối tri thức trang 82

5 phút giải Vật lí 12 Kết nối tri thức trang 82. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 19. ĐIỆN TỪ TRƯỜNG. MÔ HÌNH SÓNG ĐIỆN TỪ

PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK

KHỞI ĐỘNG

Thang sóng điện từ bao gồm rất nhiều vùng như hồng ngoại, tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy,… Sóng điện từ được tạo thành và lan truyền như thế nào?

I. LIÊN HỆ GIỮA ĐIỆN TRƯỜNG BIẾN THIÊN VÀ TỪ TRƯỜNG BIẾN THIÊN

Hoạt động: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa điện trường gây ra bởi điện tích đứng yên và điện trường xoáy

Câu hỏi: So sánh điểm khác nhau cơ bản giữa điện từ trường với điện trường, từ trường.

II. MÔ HÌNH SÓNG ĐIỆN TỪ

Hoạt động 1: Nêu mô hình sóng điện từ.

Hoạt động 2: Hãy cho biết phương truyền sóng điện từ trong Hình 19.5

Hoạt động 3: Dựa vào mô hình sóng điện từ, hãy chứng tỏ sóng điện từ là sóng ngang, có thể lan truyền trong chân không.

Câu hỏi 1: Sóng điện từ khác sóng cơ ở điểm nào?

Câu hỏi 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?

A. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.

B. Sóng điện từ không lan truyền được trong chân không.

C. Sóng điện từ là sóng ngang.

D. Tại một điểm trong không gian truyền sóng điện từ, vecto E và vecto B luôn đồng pha nhau.

Em có thể: 

- Mô tả được sự lan truyền sóng điện từ trong không gian.

- Sử dụng mô hình sóng điện từ giải thích được tính chất của sóng điện từ.

PHẦN 2. 5 PHÚT TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK

KHỞI ĐỘNG

Đáp án: Tạo thành bởi sự biến thiên của điện trường và từ trường. 

Lan truyền: môi trường chân không, chất rắn, lỏng và khí. Khi lan truyền trong môi trường vật chất, sóng điện từ có thể bị suy yếu và bị phản xạ, mang theo năng lượng. 

I. LIÊN HỆ GIỮA ĐIỆN TRƯỜNG BIẾN THIÊN VÀ TỪ TRƯỜNG BIẾN THIÊN

Đáp án HĐ: 

Giống nhau: - Là điện trường. 

- Tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong điện trường. 

- Biểu diễn bằng vecto cường độ điện trường.

Khác nhau: 

Đặc điểmĐiện trường do điện tích đứng yênĐiện trường xoáy
Đường sức điện trườngHởKín
Cách tạo raDo các điện tích đứng yên tạo raDo sự biến thiên từ thông qua một điện tích
Lực điệnLuôn hướng về phía điện tích tạo ra điện trườngCó thể vuông góc với hướng chuyển động của điện tích

Đáp án CH:

Đặc điểmĐiện từ trườngĐiện trườngTừ trường
Bản chất kết hợp của điện trường và từ trường biến thiên tồn tại xung quanh điện tíchtồn tại xung quanh nam châm hoặc dòng điện
Cách tạo raDo sự biến thiên của từ trường hoặc điện trườngDo các điện tích đứng yênDo các nam châm hoặc dòng điện
Biểu hiệnTác dụng lực điện từ lên các hạt mang điện chuyển động trong nóTác dụng lực điện lên các hạt mang điện đặt trong nóTác dụng lực từ lên các nam châm hoặc dòng điện đặt trong nó
Đường sức từCó thể hở hoặc kínHởKín

II. MÔ HÌNH SÓNG ĐIỆN TỪ

Đáp án HĐ1: - Là một mô hình mô tả sự lan truyền của sóng điện từ trong không gian. Bao gồm: điện trường và từ trường 

- Đặc điểm: Là sóng ngang lan truyền trong môi trường chân không và môi trường vật chất; bao gồm sóng vô tuyến, sóng vi ba, ánh sáng hồng ngoại, ánh sáng khả kiến, tia tử ngoại, tia X và tia gamma.

Đáp án HĐ2: Hướng từ trong ra ngoài.

Đáp án HĐ3: Vì vecto cường độ điện trường E luôn vuông góc với vecto cảm ứng từ B, cả hai vecto này luôn vuông góc với phương truyền sóng. 

Đáp án CH1:

Đặc điểm

Sóng điện từ

Sóng cơ

Môi trường truyền

môi trường vật chất và chân không

Cần môi trường vật chất để truyền đi

Bản chất

Là sự lan truyền của điện từ trường biến thiên theo thời gian

Là sự lan truyền của dao động cơ trong môi trường vật chất

Thành phần

điện trường và từ trường biến thiên

Gồm dao động của các phần tử vật chất trong môi trường

Phương truyền

sóng ngang

sóng ngang hoặc sóng dọc

Tốc độ truyền

trong chân không là 3.108m/s, không phụ thuộc vào môi trường truyền

phụ thuộc vào tính chất của môi trường truyền

Đáp án CH2: B

Đáp án: -Từ trường biến thiên tạo ra một điện trường biến thiên. Điện trường biến thiên lại tạo ra một từ trường biến thiên. Quá trình này tạo ra một sóng điện từ lan truyền trong không gian.

- Tính chất:

+ Lan truyền trong môi trường vật chất và chân không.

+ Tốc độ trong chân không là 3 x 10⁸ m/s.

+ Phản xạ, khúc xạ, giao thoa và nhiễu xạ.

+ Từ mang năng lượng.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Vật lí 12 Kết nối tri thức, giải Vật lí 12 Kết nối tri thức trang 82, giải Vật lí 12 KNTT trang 82

Bình luận

Giải bài tập những môn khác