Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 2 Củng cố, mở rộng (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 2 Củng cố, mở rộng phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong khổ thơ thứ ba bài Gặp lá cơm nếp, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì?

  • A. nhớ người yêu
  • B. nhớ thương quê hương, mẹ già, đất nước
  • C. nhớ những năm tháng học trò
  • D. nhờ bạn bè.

Câu 2: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai làm cho bướm lìa hoa – Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng”

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nói quá
  • C. Nói giảm, nói tránh
  • D. Hoán dụ

Câu 3: Thể loại của  văn bản "Trở gió" là gì?

  • A. tạp bút
  • B. thơ
  • C. báo
  • D. nghị luận

Câu 4: Theo em, tình cảm được chứa đựng qua các câu thơ dưới đây là gì?

Dải bao thương nhớ

Mùa xuân nhân gian

  • A. Nỗi thương nhớ những mùa xuân nhân gian tươi đẹp của người lính đã hi sinh.
  • B. Tình cảm bao trùm bài thơ là nỗi xót thương xen lẫn tự hào, cảm phục, biết ơn những người lính đã hi sinh tuổi thanh xuân, ngã xuống vì nền độc lập dân tộc.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 5: Phương thức biểu đạt của văn bản Trở gió là:

  • A. miêu tả
  • B. nghị luận
  • C. tự sự
  • D. biểu cảm

Câu 6: Xác định nghĩa của các từ ngữ máu lửa trong khổ thơ:

Có một người lính

Đi vào núi xanh

Những năm máu lửa.

  • A. tuổi trẻ, nhiều hy vọng phía trước.
  • B. nói đến chiến tranh, bom đạn.
  • C. ngày mùa xuân.
  • D. ngọn núi có nhiều cây cối màu xanh bao phủ

Câu 7: Cách gieo vần trong bài "Đồng dao mùa xuân" là:

  • A. vần ôm
  • B. vần chân.
  • C. vần ba tiếng bằng
  • D. vần tréo

Câu 8: Nghệ thuật của văn bản Trở gió là:

  • A. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, mang màu sắc địa phương Nam Bộ.
  • B. Nghệ thuật so sánh, nhân hóa khiến gió chướng trở nên sống động, gần gũi.
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 9: Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào trong những dòng thơ sau đây?

Một ngày hòa bình

Anh không về nữa.

  • A. Biện pháp tương phản
  • B. Biện pháp tu từ ẩn dụ
  • C. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh
  • D. Biện pháp tu từ liệt kê

Câu 10: Ý nào dưới đây là chi tiết không khắc họa hình ảnh người lính trong bài "Đồng dao mùa xuân"?

  • A. Hiền lành, giản dị, khắc khổ.
  • B. Hi sinh anh dũng.
  • C. Nhập ngũ khi tuổi đời còn rất trẻ và hòa bình không còn trở về.
  • D. Nóng nảy.

Câu 11: Từ bao gồm mấy phần?

  • A. Gồm ba phần: nghĩa, hình thức âm đọc, nội dung
  • B. Gồm hai phần: nội dung và hình thức
  • C. Gồm một phần: nội dung từ biểu đạt
  • D. Không phân chia được

Câu 12: Cách ngắt nhịp của bài Gặp lá cơm nếp như thế nào?

  • A. Linh hoạt, biến tấu trên nền nhịp 1/3
  • B. Linh hoạt, biến tấu trên nền nhịp 2/2
  • C. Linh hoạt, biến tấu trên nền nhịp 1/2
  • D. Linh hoạt, biến tấu trên nền nhịp 2/3

Câu 13: Qua bài Gặp lá cơm nếp, em có cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?

  • A. Yêu thương, thấu hiểu những nỗi vất vả, tình yêu của mẹ dành cho mình.
  • B. Nỗi xót xa vì anh đi xa, không thể đỡ đần, sẻ chia nỗi vất vả cùng mẹ.
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai 

Câu 14: Ẩn dụ là gì?

  • A. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng, nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt
  • B. Là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
  • C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương cận, nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt
  • D. Là dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ cho sự vật, hiện tượng

Câu 15: Cách chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp như thế nào?

  • A. 3 khổ, trong đó 1 khổ đặc biệt (khổ đầu)
  • B. 4 khổ, trong đó 1 khổ đặc biệt (khổ cuối)
  • C. 5 khổ, trong đó 1 khổ đặc biệt (khổ cuối)
  • D. 4 khổ, trong đó 1 khổ đặc biệt (khổ đầu)

Câu 16: Câu văn cuối cùng của văn bản Trở gió cho thấy tâm trạng nào của những người nông dân, của nhân vật "tôi"

  • A. Lo lắng 
  • B. Vui vẻ, mong đợi
  • C. Chán ghét
  • D. Bận rộn

Câu 17: Số tiếng trong câu thơ của bài Đồng dao mùa xuân là:

  • A.  4 tiếng, ngắn gọn nhưng sắc nét, dứt khoát khắc họa hình ảnh người lính hi sinh vì Tổ quốc khi tuổi đời còn rất trẻ.
  • B. 5 tiếng, ngắn gọn nhưng sắc nét, dứt khoát khắc họa hình ảnh người lính hi sinh vì Tổ quốc khi tuổi đời còn rất trẻ.
  • C. 6 tiếng, ngắn gọn nhưng sắc nét, dứt khoát khắc họa hình ảnh người lính hi sinh vì Tổ quốc khi tuổi đời còn rất trẻ.
  • D. 3 tiếng, ngắn gọn nhưng sắc nét, dứt khoát khắc họa hình ảnh người lính hi sinh vì Tổ quốc khi tuổi đời còn rất trẻ.

Câu 18: : Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau: "Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy."

  • A.  Biện pháp tương phản 
  • B. Biện pháp tu từ liệt kê
  • C. Biện pháp tu từ ẩn dụ
  • D. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh

Câu 19: Bài thơ Đồng dao mùa xuâ có cách ngắt nhịp gì?

  • A. Nhịp 2/2, tác giả tạo điểm nhấn ở nhịp 1/3 nói lên sự mất mát, gợi cảm xúc tiếc thương, bùi ngùi.
  • B. Nhịp 2/2, tác giả tạo điểm nhấn ở nhịp 2/3 nói lên sự mất mát, gợi cảm xúc tiếc thương, bùi ngùi.
  • C. Nhịp 1/2, tác giả tạo điểm nhấn ở nhịp 1/3 nói lên sự mất mát, gợi cảm xúc tiếc thương, bùi ngùi.
  • D. Nhịp 1/2, tác giả tạo điểm nhấn ở nhịp 2/3 nói lên sự mất mát, gợi cảm xúc tiếc thương, bùi ngùi.

Câu 20: Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào trong những dòng thơ sau đây?

Một ngày hòa bình

Anh không về nữa.

  • A. Biện pháp tương phản
  • B. Biện pháp tu từ ẩn dụ
  • C. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh
  • D. Biện pháp tu từ liệt kê

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác