Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 3 Đọc Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 3 Đọc Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian phần 2- sách chân trới sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của văn bản Em bé thông minh-Nhân vật kết tinh trí tuệ nhân gian là ai?

  • A. Hoàng Tiến Tựu
  • B. Lysbeth Daumont
  • C. Trần Thị An
  • D. Hoàng Phủ Ngọc Tường

Câu 2: Hình thức dùng câu đố thử tài nhân vật trong các truyện cổ tích nhằm mục đích gì?

  • A. Tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút người đọc.
  • B. Tạo ra tình huống để phát triển cốt truyện từ đơn giản đến phức tạp
  • C. Nhằm thử thách nhân vật và để nhân vật bộc lộ được những phẩm chất tốt đẹp của mình.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật cổ tích nào?

  • A. Những người bị bất hạnh như xấu xí, mồ côi, em út, con riêng...
  • B. Những người có tài năng kì lạ và phi thường.
  • C. Những con vật xấu xí nhưng có bản chất người.
  • D. Những ngũời thông minh, lanh lợi và tài trí hơn người.

Câu 4:  Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? 

  • A. Sự giúp đỡ của thần linh
  • B. Sự giúp đỡ của dân làng
  • C. Bằng trí thông minh và vận dụng những kinh nghiệm dân gian
  • D. Bằng phép thuật cậu bé có được

Câu 5: Câu văn nào thể hiện ý kiến chung của tác giả về truyện “Em bé thông minh”?

  • A. Trong truyện “Em bé thông minh”, thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân.
  • B. Thông qua thử thách đầu tiên (gắn với câu hỏi thứ nhất), tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.
  • C. Với câu trả lời xuất sắc của mình..... "trước con mắt thán phục của sứ giả láng giềng".
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 6: Trong truyện, em bé đã trả lời câu hỏi: “Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?” của viên quan như thế nào?

  • A. Em bé đặt lại câu hỏi cho viên quan: “Trâu của ông mỗi ngày cày được mấy đường?”
  • B. Em bé đặt lại câu hỏi cho viên quan: “Ngựa của ông mỗi ngày đi được mấy bước?”
  • C. Em bé nói rằng một trăm đường.
  • D. Em bé không tìm được câu trả lời.

Câu 7: Văn bản Em bé thông minh-Nhân vật kết tinh trí tuệ nhân gian thuộc thể loại:

  • A. Nghị luận
  • B. Thuyết minh
  • C. Tự sự
  • D. Miêu tả

Câu 8: Khi kể về tài năng của em bé, tác giả ca ngợi trí thông minh của ai?

  • A. Trẻ em
  • B. Dân tộc
  • C. Nhân dân lao động
  • D. Nhân vật em bé trong truyện

Câu 9: Có thể chia văn bản Em bé thông minh-Nhân vật kết tinh trí tuệ nhân gian thành mấy phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 10: Trong truyện Em bé thông minh, em bé được thử thách qua mấy lần?

  • A. 2 lần
  • B. 3 lần
  • C. 4 lần
  • D. 5 lần

Câu 11: Để chứng minh cho ý kiến lớn đã nêu ở phần nêu vấn đề, tác giả đã đưa ra các ý kiến nhỏ như thế nào?

  • A. Thông qua thử thách đầu tiên (gắn với câu hỏi thứ nhất), tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ, sắc sảo.
  • B. Ở thử thách thứ hai và thứ ba (gắn với câu hỏi thứ hai, thử ba), tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ uớc mơ về một xã hội mà mọi rằng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về tầng lớp người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ.
  • C. Ở thử thách thứ tư (gắn với câu hỏi cuối cùng), người kể chuyện đã nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới, vượt lên trên cả triều đình hai nước, nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 12: Theo tác giả Trần Thị An, thông qua thử thách đầu tiên, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?

  • A. Khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian
  • B. Nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới
  • C. Đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo
  • D. Ước muốn có được cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ đã có

Câu 13: Theo tác giả Trần Thị An, thông qua thử thách thứ tư, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?

  • A. Khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian
  • B. Nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình
  • C. Đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo
  • D. Ước muốn có được cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ đã có

Câu 14:  Theo tác giả Trần Thị An, thông qua thử thách thứ hai và thứ ba, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?

  •  A. Khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian
  • B. Nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới
  • C. Đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo
  • D. Ước muốn có được cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ đã có

Câu 15: Ca ngợi trí thông minh của người bình dân, tác giả thể hiện tình cảm gì?

  • A. Tự mãn
  • B. Kiêu căng
  • C. Tự hào
  • D. Xấu hổ

Câu 16: Không chỉ ca ngợi trí tuệ người bình dân, truyện cổ tích Em bé thông minh còn thể hiện điều gì?

  • A. Ước muốn có được cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ có
  • B. Nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình
  • C. Khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian
  • D. Đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo

Câu 17: Truyện Em bé thông minh có ý nghĩa gì?

  • A. Đề cao trí thông minh, đề cao những kinh nghiệm được tích lũy từ lao động sản xuất.
  • B. Hài hước, mua vui
  • C. Mong muốn của nhân dân có người tài giỏi giúp ích cho đất nước
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 18: Nêu đặc điểm của văn bản nghị luận khi phân tích một tác phẩm văn học?

  • A. Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có thể là về nhân vật, chi tiết, ngôn từ, đề tài, chủ đề,...
  • B. Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Lí lẽ là những lí giải, phân tích về tác phẩm.
  • C. Bằng chứng là những sự việc, chi tiết, từ ngữ, trích dẫn,... từ tác phẩm để làm sáng tỏ lí lẽ. Các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 19: Mục đích của văn bản nghị luận là gì?

  • A. Để thuyết phục người đọc, người nghe về ý kiến, quan điểm của người viết trước một vấn đề đời sống hoặc văn học.
  • B. Để thể hiên những cái nhìn qua lăng kính chủ quan của tác giả tác phẩm.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 20: Nội dung chính của văn bản nghị luận là gì?

  • A. Là ý kiến, quan điểm mà người viết muốn thuyết phục người đọc.
  • B. Để xác định nội dung, căn cứ vào nhan đề văn bản; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác