Video giảng Vật lí 11 cánh diều bài 4 Sóng dừng
Video giảng Vật lí 11 Cánh diều bài 4 Sóng dừng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4: SÓNG DỪNG
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Tiến hành thí nghiệm tạo sóng dừng và giải thích được sự hình thành sóng dừng.
- Sử dụng hình ảnh (tạo ra bằng thí nghiệm hoặc hình vẽ cho trước), xác định được nút và bụng của sóng dừng.
- Sử dụng các cách biểu diễn đại số và đồ thị để phân tích, xác định được vị trí nút và bụng của sóng dừng.
- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được tốc độ truyền âm bằng dụng cụ thực hành.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi cùng bắt đầu tìm hiểu bài học, các em hãy đọc và trả lời câu hỏi sau:
Một sợi dây đàn hồi có một đầu cố định. Làm cho đầu tự do của dây dao động thì có những lúc ta thấy trên dây xuất hiện những điểm đứng yên.
Theo các em, những điểm đứng yên này có giống với những điểm đứng yên trong hiện tượng giao thoa của sóng nước không? Vì sao dao động tại những điểm đó lại triệt tiêu nếu chỉ nhận sóng từ đầu dao động truyền đến?
Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 4: Sóng dừng.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. HIỆN TƯỢNG SÓNG DỪNG TRÊN DÂY
Nội dung 1. Hiện tượng sóng dừng trên dây
Các em hãy thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Sóng dừng là gì?
+ Nút sóng và bụng sóng là gì?
Video trình bày nội dung:
- Hiện tượng xuất hiện các điểm đứng yên ở những vị trí xác định khi đang có sóng lan truyền như trên được gọi là hiện tượng sóng dừng.
- Khi có sóng dừng, sẽ có các điểm đứng yên xen kẽ với những điểm dao động với biên độ lớn. Những điểm đứng yên được gọi là nút sóng, những điểm dao động với biên độ lớn nhất được gọi là bụng sóng
II. GIẢI THÍCH SỰ TẠO THÀNH SÓNG DỪNG
Nội dung 2: giải thích sự tạo thành sóng dừng
Bây giờ, các em hãy quan sát hiện thí nghiệm tạo sóng dừng, hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi:
+ Nhận xét về sự phụ thuộc của số lượng điểm cực đại và cực tiểu trên dây với tần số của máy phát tần số.
+ Nêu điều kiện để một điểm là bụng sóng hay nút sóng.
Video trình bày nội dung:
- Trên dây những điểm xác định đứng yên do sóng tới và sóng phản xạ ở điểm đó ngược pha nên triệt tiêu lẫn nhau, đó là vị trí các nút sóng.
- Chính giữa hai nút sóng liên tiếp là vị trí bụng sóng nên khoảng cách giữa bụng sóng và nút sóng gần nhất bằng một phần tư bước sóng. Bụng sóng dao động với biên độ lớn nhất do sóng tới và sóng phản xạ ở điểm đó đồng pha nên tăng cường lẫn nhau.
- Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài của sợi dây phải bằng một số nguyên lần nửa bước sóng.
L=n2 với n = 1, 2, 3,…
III. ĐO TỐC ĐỘ TRUYỀN ÂM
Nội dung 3. Đo tốc độ truyền âm
Để hiểu sâu vào bài hơn, cô có vài câu hỏi nhỏ cho các em:
Sóng dừng là một trường hợp của gì?
Hiện tượng sóng dừng được ứng dụng vào đâu nhỉ?
Video trình bày nội dung:
- Sóng dừng là một trường hợp của giao thoa sóng.
- Hiện tượng sóng dừng được ứng dụng để đo được tốc độ truyền âm trong ống cộng hưởng.
……………………..
Nội dung video Bài 4 Chủ đề 2 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.