Video giảng Vật lí 11 cánh diều bài 1 Lực tương tác giữa các điện
Video giảng Vật lí 11 Cánh diều bài 1 Lực tương tác giữa các điện. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 1: LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Thực hiện thí nghiệm hoặc bằng ví dụ thực tế, mô tả được sự hút (hoặc đẩy) của một điện tích vào một điện tích khác.
- Phát biểu được định luật Coulomb và nêu được đơn vị đo điện tích.
- Sử dụng biểu thức, tính và mô tả được lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không (hoặc trong không khí).
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi cùng bắt đầu tìm hiểu bài học, các em hãy đọc và trả lời câu hỏi sau:
Lực tác dụng giữa các vật mang điện tuân theo quy luật nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. LỰC HÚT VÀ LỰC ĐẨY GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH
Nội dung 1. Điện tích
Các em hãy hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết có mấy loại điện tích, đó là những loại nào?
Video trình bày nội dung:
- Vật bị nhiễm điện còn được gọi là vật mang điện hoặc vật tích điện.
- Có hai loại điện tích, một loại được gọi là điện tích dương, loại kia được gọi là điện tích âm.
- Các vật tích điện có thể có kích thước khác nhau. Ta gọi một vật tích điện và có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách đến điểm đang xét là một điện tích điểm.
Nội dung 2. Tương tác giữa các điện tích
Hôm nay, chúng ta sẽ có một thử thách nho nhỏ. Các em có tự tin vượt qua không? Đó là các em hãy nêu sự tương tác giữa các điện tích cùng dấu và trái dấu.
Video trình bày nội dung:
- Sự hút hoặc đẩy giữa các điện tích được gọi là sự tương tác điện.
- Thực nghiệm cho biết các điện tích trái dấu thì hút nhau, các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.
- Các vật đã tích điện cũng có thể hút các vật chưa được tĩnh điện.
II. ĐỊNH LUẬT COULOMB (CU – LÔNG)
Nội dung 3. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong chân không
Để kiểm tra xem các em đã hiểu bài đến đâu, cô sẽ đưa ra một số câu hỏi nhỏ nhé!
Các em hãy phát biểu định luật Coulomb, viết biểu thức tính, giải thích các đại lượng và cho biết đơn vị tương ứng.
Video trình bày nội dung:
- Định luật Coulomb: Lực hút hoặc đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
F=kq1q2r2
Trong đó: F được đo bằng đơn vị N; r được đo bằng đơn vị m; q1 và q2 được đo bằng đơn vị C (cu-lông), k=14π0.
Nội dung 4. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi (chất cách điện)
- Khi đặt các điện tích điểm trong một môi trường đồng tính thì lực tương tác điện giữa chúng giảm đi lần so với khi đặt chúng trong chân không.
- Biểu thức của định luật Coulomb trong trường hợp này là:
F=kq1q2εr2
III. VÍ DỤ ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT COULOMB
Nội dung 4. Ví dụ áp dụng định luật coulomb
Bây giờ cô sẽ giao bài tập và các em áp dụng định luật coulomb để giải cho cô bài tập sau nha!
Video trình bày nội dung:
- Độ lớn của lực:
F=k|q1q2|r2
Thay số, với q1 = q2 = 1,0.10-9 C; r = 4,0 cm ta được F = 5,6.10-6 N
- Phương và chiều của lực
Phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích, chiều như hình 1.6.
……………………..
Nội dung video Bài 1 Chủ đề 3 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.