Video giảng Vật lí 11 cánh diều bài 3 Giao thoa sóng
Video giảng Vật lí 11 Cánh diều bài 3 Giao thoa sóng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 3: GIAO THOA SÓNG
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Thực hiện (hoặc mô tả) được thí nghiệm chứng minh sự giao thoa hai sóng kết hợp bằng dụng cụ thực hành sử dụng sóng nước (hoặc sóng ánh sáng).
- Phân tích, đánh giá kết quả thu được từ thí nghiệm, nêu được các điều kiện cần thiết để quan sát được hệ vân giao thoa.
- Vận dụng được biểu thức cho giao thoa ánh sáng qua hai khe hẹp.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi cùng bắt đầu tìm hiểu bài học, các em hãy đọc và trả lời câu hỏi sau:
Một quả cầu chạm nhẹ mặt nước thì khi quả cầu dao động, mỗi điểm trên mặt nước sẽ dao động khi nhận được sóng truyền đến (hình 3.1a)
Những khi cho hai quả cầu chạm mặt nước và dao động đồng thời thì lại có những điểm đứng yên dù nhận được sóng từ hai nguồn truyền đến (hình 3.1b)
Theo các em, tại sao có những điểm đứng yên đó?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. SỰ GIAO THOA CỦA HAI SÓNG MẶT NƯỚC
Nội dung 1. Sự tạo thành vân giao thoa
Chúng ta sẽ chia thành các đội để cùng nhau tranh tài. Đội nào đưa ra được nhiều ý kiến hay nhất sẽ dành chiến thắng! Câu hỏi là:
+ Hãy giải thích tại sao trong thí nghiệm giao thoa của hai sóng mặt nước có những điểm không dao động và có những điểm dao động rất mạnh?
+ Hai nguồn sóng kết hợp là gì?
Video trình bày nội dung:
- Những điểm nào cách nguồn một khoảng bằng k thì dao động đồng pha với nguồn, còn những điểm nào cách nguồn một khoảng k+12 thì dao động ngược pha với nguồn.
- Vân giao thoa của hai sóng chỉ xuất hiện với hai sóng phát ra từ hai nguồn dao động cùng phương, cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian. Hai nguồn sóng như vậy là hai nguồn kết hợp. Hai sóng do hai nguồn kết hợp tạo ra hai sóng kết hợp.
- Hiện tượng hai sóng kết hợp, khi gặp nhau tại những điểm xác định, luôn luôn hoặc làm tăng cường, hoặc làm yếu nhau được gọi là hiện tượng giao thoa của sóng.
Nội dung 2. Thí nghiệm kiểm tra
- Chỉ khi sóng xuất phát từ hai nguồn kết hợp, ta mới có thể thấy được hệ vân giao thoa trên mặt nước như đã dự đoán.
- Điều kiện để có hiện tượng giao thoa sóng là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động có cùng tần số, cùng phương dao động và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
II. GIAO THOA ÁNH SÁNG
Nội dung 3. Tìm hiểu giao thoa ánh sáng
Các em hãy quan sát thí nghiệm Young, hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Nêu và giải thích hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm của Young về giao thoa ánh sáng?
Video trình bày nội dung:
- Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng với hai khe sáng hẹp của Young, các vân sáng, vân tối nằm xen kẽ và cách đều nhau trên màn quan sát. Khoảng cách giữa hai vân sáng hoặc hai vân tối liên tiếp được gọi là khoảng vân và tính bằng công thức:
i=λDa
- Nếu dùng nguồn phát ánh sáng trắng tại S0 thì trên màn quan sát, ta sẽ thấy vạch sáng trắng ở chính giữa, hai bên vạch này có những dải màu như cầu vồng.
……………………..
Nội dung video Bài 3 Chủ đề 2 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.