Video giảng Tự nhiên xã hội 3 Chân trời bài 28: Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Video giảng Tự nhiên xã hội 3 Chân trời bài 28: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 28: TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Chỉ và nói được vị trí của Trái đất trong hệ Mặt trời trên sơ đồ, tranh ảnh.
- Nêu được Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời; chỉ và nói được chiều chuyển động của Trái đất trên sơ đồ, mô hình.
- Giải thích được hiện tượng ngày đêm.
- Nêu được Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất và chỉ được chiều chuyển động của Mặt trăng.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, cô muốn cả lớp mình cùng thực hiện yêu cầu sau : quan sát hình ảnh về các hành tinh trong hệ Mặt trời và đặt câu hỏi: Em biết những hành tinh nào trong hệ Mặt trời?
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Giới thiệu sơ đồ hệ Mặt trời.
Để tìm hiểu về vấn đề này, cô muốn cả lớp quan sát Hình 1 SGK tr.116, thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Có bao nhiêu hành tinh trong hệ Mặt trời?
+ Từ Mặt trời ra xa dần, Trái đất là hành tinh thứ mấy?
+ Chỉ trên hình và nói với bạn bè về vị trí của Trái đất so với Mặt trời và các hành tinh khác.
Video trình bày nội dung:
+ Có 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời.
+ Từ Mặt Trời ra xa đần, Trái Đất là hành tinh thứ ba.
+ Vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời và các hành tinh khác: Trái Đất xa Mặt Trời hơn so với Thủy tinh và Kim tinh nhưng lại gần Mặt Trời hơn so với Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.
Nội dung 2: Vẽ hoặc làm mô hình hệ Mặt trời bằng đất nặn
Cô muốn cả lớp chia thành các nhóm đôi, quan sát sơ đồ hệ Mặt trời và vẽ lại sơ đồ trên giấy, tô màu.
Video trình bày nội dung:
Chú ý đến kích thước tương đối của Mặt trời và các hành tinh cũng như vị trí của các hành tinh khi vẽ hoặc nặn đất.
………..
Nội dung video bài 28: Trái Đất trong Hệ Mặt Trời còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.