Video giảng Tự nhiên xã hội 3 Chân trời bài 22: Cơ quan thần kinh
Video giảng Tự nhiên xã hội 3 Chân trời bài 22: Cơ quan thần kinh. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 22: CƠ QUAN THẦN KINH
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan thần kinh trên sơ đồ, tranh ảnh.
- Nhận biết được chức năng đơn giản, ban đầu của cơ quan thần kinh.
- Trình bày được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, cô muốn cả lớp mình cùng thực hiện yêu cầu sau : chơi trò chơi “Chi chi, chành chành” theo nhóm 4 HS.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em cảm thấy như thế nào sau khi tham gia trò chơi này?
+ Cơ quan nào điều khiển suy nghĩ và hoạt động của em trong trò chơi trên?
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Các bộ phận của cơ quan thần kinh
Để tìm hiểu về vấn đề này, cô muốn cả lớp quan sát Hình 1 SGK tr.96 và trả lời câu hỏi: Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên Hình 1.
Video trình bày nội dung:
Tên các bộ phận của cơ quan thần kinh gồm não, tủy sống và các dây thần kinh.
Nội dung 2: Tìm hiểu chức năng của tủy sống
Cô muốn cả lớp chia thành các nhóm đôi, quan sát Hình 4, 5 SGK tr.98 và thực hiện yêu cầu:
+ Nói với bạn về nội dung trong hình?
+ Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển phản ứng của mỗi bạn trong hình?
Video trình bày nội dung:
+ Hình 4: Bạn nam chạm tay vào cốc nước nóng nên tự động rụt tay lại.
+ Hình 5: Bạn nữ vấp phải hòn đá nên bất ngờ bị té ngã.
- Tủy sống điều khiển phản ứng của mỗi bạn trong hình.
………..
Nội dung video bài 22: Cơ quan thần kinh còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.