Video giảng Tự nhiên xã hội 3 Chân trời bài 20: Cơ quan tiêu hóa
Video giảng Tự nhiên xã hội 3 Chân trời bài 20: Cơ quan tiêu hóa. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 20: CƠ QUAN TIÊU HÓA
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ, tranh ảnh.
- Nêu được chức năng của cơ quan tiêu hóa ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động hằng ngày của bản thân.
- Trình bày được một số việc làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hóa.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, cô muốn cả lớp mình cùng thực hiện yêu cầu sau : chơi trò chơi “Truyền điện”: Thi kể tên nhanh các món ăn.
- GV mời tất cả HS tham gia trò chơi.
- Kết thúc trò chơi, GV đặt câu hỏi: Thức ăn khi vào cơ thể của em sẽ đi qua những bộ phận nào?
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu nội dung cuộc trò chuyện giữa Nam và mẹ
Để tìm hiểu về vấn đề này, cô muốn cả lớp quan sát Hình 1,2 tr.84 và trả lời câu hỏi:
+ Mẹ và Nam đang nói đến bộ phận nào của cơ quan tiêu hóa?
+ Kể tên các bộ phận khác của cơ quan tiêu hóa mà em biết.
Video trình bày nội dung:
+ Mẹ và Nam đang nói đến miệng và tuyến nước bọt của cơ quan tiêu hóa.
+ Các bộ phận khác của cơ quan tiêu hóa mà em biết: dạ dày, thực quản, gan, túi mật, ruột non, ruột già, hậu môn.
Nội dung 2: Tìm hiểu quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể
Cô muốn cả lớp chia thành các nhóm đôi, quan sát Hình 3 SGK tr.86 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Nói về quá trình tiêu hóa ở một số bộ phận của cơ quan tiêu hóa trong Hình 3.
+ Cơ quan tiêu hóa có chức năng gì?
Video trình bày nội dung:
+ Quá trình tiêu hóa ở một số bộ phận của cơ quan tiêu hóa trong hinh 3:
· Thức ăn từ khoang miệng được nghiền nhỏ, nhào trộn và tẩm ướt thức ăn nhờ nước bọt.
· Dạ dày nhào trộn và biến một phần thức ăn thành chất dinh dưỡng.
· Ruột non nhận dịch mật và dịch tụy cùng với dịch ruột giúp biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và hấp thụ vào máu nuôi cơ thể.
· Ruột già chứa chất cặn bã từ ruột non đưa xuống, cô đặc thành phân. Hậu môn đưa phân ra ngoài cơ thể.
+ Chức năng của cơ quan tiêu hóa: biến đổi thức ăn, đồ uống thành các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, đồng thời thải các chất cặn bã ra bên ngoài.
………..
Nội dung video bài 20: Cơ quan tiêu hóa còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.