Video giảng toán 6 kết nối bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Video giảng toán 6 kết nối bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
TIẾT 8 + 9 – BÀI 6: LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN ( 2 TIẾT )
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Viết được các tích của những thừa số bằng nhau dưới dạng lũy thừa.
- Tính được những lũy thừa có giá trị không quá lớn, đặc biệt tính thành thạo 11 số chính phương đầu tiên. ( các lũy thừa bậc hai của 11 số đầu tiên).
- Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em chú ý đọc tình huống sau: Truyền thuyết Ấn Độ kể rằng, người phát minh ra bàn cờ vua đã chọn phần thưởng là số thóc rải trên 64 ô của bàn cờ vua như sau: ô thứ nhất để 1 hạt thóc, ô thứ hai để 2 hạt, ô thứ 3 để 4 hạt, ô thứ tư để 8 hạt,… Cứ như thế, số hạt ở ô sau gấp đôi số hạt ở ô trước.
Liệu nhà vua có đủ thóc để thưởng cho nhà phát minh đó hay không?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Theo em: Phép nâng lũy thừa là gì?
Video trình bày nội dung:
Lũy thừa bậc n của số tự nhiên a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a:
an = a . a . …. . a ( n N*)
n thừa số
an đọc là “ a mũ n” hoặc “ a lũy thừa n”
trong đó : a là cơ số.
n là số mũ.
=> Phép nâng nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lũy thừa.
VD: 3.3.3= 33 = 27
* Chú ý: Ta có a1 = a.
a2 cũng được gọi là bình phương ( hay bình phương của a).
a3 cũng được gọi là lập phương (hay lập phương của a).
Nội dung 2: Nhân và chia hai lũy thừa cùng cơ số.
Em hãy trình bày phép nhân và chia hai lũy thừa cùng cơ số.
Video trình bày nội dung:
a. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ:
am . an = am+n
b. Chia hai lũy thừa cùng cơ số
Khi chia ha lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và lấy số mũ của số bị chia trừ số mũ của số chia:
am : an = am-n ( a0, m n)
* Chú ý:
Người ta quy ước a0 = 1 ( a0)
………..
Nội dung video Bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.