Video giảng toán 6 kết nối bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên
Video giảng toán 6 kết nối bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ SỐ TỰ NHIÊN
Nhiệt liệt chào các em học sinh đến với bài học hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhận biết được số hạng, tổng; số bị trừ, số trừ, hiệu.
- Nhận biết được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV đặt vấn đề qua bài toán mở đầu hoặc một bài toán khác phù hợp với nội dung kiến thức “ Mai đi chợ mua cà tím hết 18 nghìn đồng, cà chua hết 21 nghìn đồng và rau cải hết 30 nghìn đồng. Mai đưa cho cô bán hàng tờ 100 nghìn đồng thì được trả lại bao nhiêu tiền?”
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Phép cộng số tự nhiên
+ GV cho HS phát biểu về khái niệm cộng hai số tự nhiên.
+ GV nêu ví dụ và cho HS áp dụng để tính toán
Video trình bày nội dung:
a. Cộng hai số tự nhiên
+ Phép cộng hai số tự nhiên a và b cho ta một số tự nhiên gọi là tổng của chúng.
KH: a + b
+ Có thể minh họa phép cộng nhờ tia số.
VD: 3 + 4 = 7
b. Tính chất của phép cộng
Phép cộng số tự nhiên có các tính chất:
Giao hoán: a + b = b + a
Kết hợp: (a + b) + c và a + (b + c)
* Chú ý:
+ a + 0 = 0 + a = a
+ Tổng (a + b) + c hay a + (b + c) gọi là tổng của 3 số a, b, c và viết gọn là a + b + c.
Ví dụ:
66 + 289 + 134 + 311
= 66 + 134 + 289 + 311
( tính chất giao hoán)
= ( 66 + 134) + ( 289 + 311)
( tính chất kết hợp)
= 200 + 600
= 800
Nội dung 2. Phép trừ số tự nhiên
+ GV cho HS thực hiện lần lượt các yêu cầu sau:
Tính : a) 3 + 4 ; b) 7 – 4.
HS rút ra nhận xét, GV khái quát lại.
Áp dụng: 27 + 25 = 52. Tính 52 – 27.
+ GV phán tích và minh họa phép trừ nhờ tia số.
Video trình bày nội dung:
+ Với hai số tự nhiên a, b đã cho, nếu có số tự nhiên c sao cho a = b + c thì ta có phép trừ a – b = c.
+ Có thể minh họa phép trừ nhờ tia số.
* Chú ý: Trong tập hợp số tự nhiên, phép trừ a – b chỉ thực hiên được nếu a b.
……………………………
Nội dung video bài 4: phép cộng và phép trừ số tự nhiên còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.