Video giảng Tin học 7 chân trời bài 7 Phần mềm bảng tính
Video giảng Tin học 7 chân trời bài 7 Phần mềm bảng tính. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 7: PHẦN MỀM BẢNG TÍNH
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Biết được nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và trong học tập.
- Nhận biết được các thành phần cơ bản của màn hình bảng tính, trang tính.
- Nhận biết được hàng, cột, ô tính; hiểu được khái niệm địa chỉ ô tính.
- Thực hiện được việc di chuyển trên trang tính và nhập dữ liệu vào trang tính.
- Nhận được một số kiểu dữ liệu khác nhau vào ô tính.
- Trình bày được một số kiểu dữ liệu.
- Sử dụng được công thức để tính toán.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và trả lời cho cô câu hỏi: Em làm thế nào để thực hiện các phép tính? Sắp xếp danh sách theo thứ tự điểm số? Em tìm bạn có điểm nhất hoặc thấp nhất.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu màn hình làm việc của Excel
+ Chúng ta đã biết: Thao tác khởi động phần mềm MS Excel tương tự như khởi động phần mềm MS Word. Em hãy nêu các cách để khởi động MS Excel.
+ Em hãy nêu các thành phần chính trên màn hình làm việc ở MS Excel ở Hình 1.
Video trình bày nội dung:
- Khởi động phần mềm MS Excel: nháy chuột vào biểu tượng trong bảng chọn Start (hoặc ở màn hình nền hoặc trên thanh Taskbar).
- Các thành phần chính trên màn hình làm việc ở MS Excel:
+ Vùng làm việc: gồm các hàng và các cột.
+ Tên hàng: được đặt tên bằng số thứ tự 1, 2, 3,… theo chiều từ trên xuống dưới. Cột chứa tên hàng ở bên trái của các hàng.
+ Tên cột: được đặt tên bằng các chữ cái A, B, C,… theo chiều từ trái sang phải. Hàng chứa tên cột ở phía trên của các cột.
+ Địa chỉ các ô tính được xác định bởi tên cột ghép với tên hàng (ví dụ B1, C5,…).
+ Vùng nhập liệu là nơi nhập dữ liệu cho ô tính đang được chọn
+ Bảng chọn: chứa các lệnh và biểu tượng lệnh
+ Một bảng tính có thể có nhiều trang tính. Tên trang tính có thể được đặt lại bởi người dùng
Nội dung 2: Nhập, chỉnh sửa và trình bày dữ liệu
+ Theo em, làm thế nào để chọn một ô tính, một khối ô tính?
+ Vậy để chọn một ô tính cách xa ô tính đang được chọn ta nên sử dụng chuột hay phím mũi tên trên bàn phím? Tại sao?
Video trình bày nội dung:
a) Chọn ô tính, khối ô tính
- Để chọn một ô tính: nháy chuột vào ô tính muốn chọn hoặc dùng các phím mũi tên trên bàn phím để di chuyển đến ô tính đó.
- Để chọn một khối ô tính: có 2 cách
+ Chọn ô tính ở góc trái trên của khối ô tính, sau đó kéo thả chuột đến ô tính ở góc phải dưới.
+ Chọn ô tính ở góc trái trên của khối ô tính, sau đó nhấn giữ phím Shift và dùng mũi tên để di chuyển đến ô tính ở góc phải dưới.
- Để chọn một ô tính cách xa ô tính đang được chọn ta nên sử dụng chuột thay vì phím mũi tên trên bàn phím vì sử dụng chuột sẽ nhanh hơn.
b) Nhập dữ liệu cho ô tính
- Có 2 cách để nhập dữ liệu vào ô tính:
+ Cách 1: Nhập dữ liệu trực tiếp vào ô tính.
• Chọn ô tính cần nhập dữ liệu.
• Gõ dữ liệu, rồi gõ phím Enter để hoàn tất.
+ Cách 2: Nhập dữ liệu thông qua vùng nhập liệu.
• Chọn ô tính cần nhập dữ liệu.
• Nháy chuột vào vùng nhập liệu, gõ dữ liệu, rồi gõ phím Enter để hoàn tất.
- Khi nhập dữ liệu kiểu ngày, chúng thường được nhập theo thứ tự mặc định là tháng/ngày/năm.
- Mặc định dữ liệu kiểu chữ được tự động căn lề trái, dữ liệu kiểu số, kiểu ngày được tự động căn lề phải.
c) Chỉnh sửa dữ liệu
Có 2 cách nhập dữ liệu vào ô tính
- Cách 1: Chỉnh sửa dữ liệu trực tiếp tại ô tính.
+ Nháy đúp chuột vào ô tính để làm xuất hiện con trỏ soạn thảo.
+ Thực hiện chỉnh sửa dữ liệu, gõ phím Enter để hoàn tất.
- Cách 2: Chỉnh sửa dữ liệu cho ô tính thông qua vùng nhập liệu.
+ Chọn ô tính.
+ Nháy chuột vào vùng nhập liệu.
+ Thực hiện chỉnh sửa dữ liệu, gõ phím Enter để hoàn tất.
- Khi nội dung dữ liệu trong ô tính dài thì nên chỉnh sửa dữ liệu thông qua vùng nhập liệu.
d) Định dạng dữ liệu
- Các bước định dạng dữ liệu kiểu số:
+ Chọn ô tính (hoặc khối ô tính) cần định dạng dữ liệu.
+ Mở bảng chọn Home và sử dụng các nút lệnh trong nhóm lệnh Number.
- Các bước định dạng dữ liệu kiểu số kèm theo kí hiệu tiền tệ VND:
+ Chọn ô tính (hoặc khối ô tính) cần định dạng dữ liệu.
+ Chọn Home, nháy chuột vào mũi tên ở góc phải dưới nhóm lệnh Number.
+ Trong hộp thoại Format Cells mở ra, lần lượt thực hiện các bước để chọn kí hiệu tiền tệ VND: Chọn Currency => Nháy chuột vào mũi tên để mở bảng chọn kí hiệu tiền tệ VND => Chọn OK.
- Các bước định dạng dữ liệu kiểu ngày:
+ Chọn ô tính (hoặc khối ô tính) cần định dạng dữ liệu.
+ Chọn Home, nháy chuột vào mũi tên ở góc phải dưới góc lệnh Number.
+ Mở hộp thoại Format Cells => Chọn Date => Chọn kiểu hiển thị => Nháy chuột vào chọn Vietnamese để chọn ngày tháng phù hợp với Việt Nam như ngày/tháng/năm, ngày – tháng – năm,…
Nội dung 3: Sử dụng công thức để tính toán
+ Theo em, trong MS Excel, công thức gồm những gì?
+ Em hãy nêu các bước nhập công thức vào ô tính. Công thức bắt đầu bằng dấu gì?
+ Vậy khi chọn ô tính chứa công thức, kết quả tính toán theo công thức hiển thị ở đâu? Công thức hiển thị ở đâu?
Video trình bày nội dung:
- Trong MS Excel, công thức bắt đầu bằng dấu “=”, tiếp theo là biểu thức đại số.
- Các bước nhập công thức vào ô tính:
+ Chọn ô tính cần thực hiện tính toán.
+ Nháy chuột vào vùng nhập liệu, gõ =<biểu thức đại số> rồi gõ phím Enter để hoàn tất.
- Khi chọn ô tính chứa công thức, kết quả tính toán hiển thị ở ô tính được chọn, công thức được hiển thị tại vùng nhập liệu.
- Phép toán có kí hiệu toán học khác với kí hiệu trong MS Excel là phép nhân, phép chia, phép lũy thừa.
………..
Nội dung video Bài 7: Phần mềm bảng tính còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.