Video giảng Tin học 7 chân trời bài 4 Phân loại tệp và bảo vệ dữ liệu trong máy tính
Video giảng Tin học 7 chân trời bài 4 Phân loại tệp và bảo vệ dữ liệu trong máy tính. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4: PHÂN LOẠI TỆP VÀ BẢO VỆ DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Giải thích được phần mở rộng của tên tệp cho biết tệp thuộc loại nào, nêu được ví dụ minh họa.
- Nêu được ví dụ về biện pháp bảo vệ dữ liệu như sao lưu, phòng chống virus.
- Biết cách phân loại tệp.
- Nêu được các biện pháp bảo vệ dữ liệu.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, các em hãy thảo luận và trả lời cho cô các câu hỏi sau đây:
+ Hệ điều hành dựa vào thành phần nào trong tên tệp để khởi động phần mềm ứng dụng?
+ Nếu không có phần mở rộng của tệp, thì hệ điều hành có khởi động phần mềm ứng dụng tương ứng được không?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu cách phân loại tệp
Các em hãy thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
+ Em hiểu thế nào về phần mở rộng của tên tệp? Phần nào trong tên tệp cho phép nhận biết loại tệp?
+ Biểu tượng của phần mềm ứng dụng được hệ điều hành hiển thị cùng với tên tệp giúp em biết được điều gì?
+ Tên tệp có phần mở rộng như thế nào là tệp chương trình?
Video trình bày nội dung:
- Tệp được phân loại theo định dạng của tệp. Loại tệp được nhận biết thông qua phần mở rộng của tệp.
- Phần mở rộng gồm các kí tự ở cuối tên tệp, bắt đầu từ dấu chấm cuối cùng trong tên tệp
- Dựa vào phần mở rộng, hệ điều hành có thể biết tệp thuộc loại nào, phần mềm ứng dụng nào xử lí loại tệp đó
- Biểu tượng của phần mềm ứng dụng được hệ điều hành hiển thị cùng với tên tệp giúp người dùng dễ dàng nhận biết
- Tên tệp có phần mở rộng như .exe, .com, .msi, .bat là tệp chương trình
Nội dung 2: Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ dữ liệu
Bây giờ, cô sẽ chia lớp thành 3 nhóm và mỗi nhóm sẽ có nhiệm vụ như sau:
+ Nhóm 1: Theo em, những nguyên nhân nào có thể làm cho dữ liệu trong máy tính bị mất hay hư hỏng? Cần sử dụng những biện pháp nào để bảo vệ dữ liệu?
+ Nhóm 2: Em hãy đọc thông tin mục 2a – SGK tr.19, 20 và cho biết: Để phòng tránh tệp dữ liệu của em trên máy tính có thể bị mất (ví dụ như sơ ý xóa nhầm) thì em cần làm gì? Sao lưu dữ liệu là gì? Có mấy cách sao lưu dữ liệu. Em hãy nêu tóm tắt các ưu điểm và nhược điểm của ba cách sao lưu dữ liệu.
+ Nhóm 3: Em hãy đọc thông tin mục 2b – SGK tr.20 và cho biết: Theo em có cần cài đặt phần mềm phòng chống virus cho máy tính không? Tại sao? Có bao nhiêu cách để phòng chống các phần mềm độc hại. Em hãy kể tên một số phần mềm phòng chống virus mà em biết. Phần mềm nào được cài đặt trên máy tính em đang sử dụng.
Video trình bày nội dung:
- Những nguyên nhân có thể làm cho dữ liệu trong máy tính bị mất hay hư hỏng là người dùng sơ ý xóa, thiết bị hỏng, bị phần mềm độc hại phá hoại => mất thời gian, công sức để phục hồi, nhiều dữ liệu không làm lại được
- Cần sao lưu dữ liệu và phòng chống phần mềm độc hại là hai biện pháp thường dùng để bảo vệ dữ liệu
a. Sao lưu dữ liệu
- Để phòng tránh tệp dữ liệu của em trên máy tính có thể bị mất thì em cần sao lưu dữ liệu
- Sao lưu dữ liệu là việc sao chép dữ liệu cần bảo vệ (bản gốc) sang một nơi khác (bản sao).
- Để bảo vệ toàn vẹn dữ liệu, cần cập nhật bản sao khi dữ liệu ở bản gốc được cập nhật
- Có ba cách sao lưu dữ liệu: sao lưu nội bộ, sao lưu ngoài, sao lưu từ xa
b. Phòng chống virus
- Có 2 cách phòng chống các phần mềm độc hại: sử dụng phần mềm diệt virus và sử dụng tường lửa
- Một số phần mềm phòng chống virus: Windows Defender, Bkav, Avast Free Antivirus, AVG AntiVirus Free, Avira Free Antivirus, Bitdefender Antivirus Free, Kaspersky Antivirus,…
………..
Nội dung video Bài 4: Phân loại tệp và bảo vệ dữ liệu trong máy tính còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.