Video giảng Tin học 7 cánh diều bài 14 Thêm hiệu ứng cho trang chiếu
Video giảng Tin học 7 Cánh diều bài 14 Thêm hiệu ứng cho trang chiếu. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 14: THÊM HIỆU ỨNG CHO TRANG CHIẾU
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Tạo được hiệu ứng xuất hiện cho các trang chiếu và các đối tượng trên trang chiếu một cách phù hợp.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em đọc tình huống mở đầu và trả lời câu hỏi:
Làm thể nào để tạo được bài trình chiếu có những phần nội dung xuất hiện tuần tự theo các kiểu xuất hiện khác nhau
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu hiệu ứng cho trang chiếu
Các em hãy tìm hiểu hiệu ứng cho trang chiếu
Video trình bày nội dung:
- Hiệu ứng là cách xuất hiện hoặc biến mất các trang chiếu, cách đưa những đối tượng trên một trang chiếu xuất hiện hoặc biến mất ở những thời điểm khác nhau.
- Hiệu ứng Animations:chọn cho một đối tượng trên trang chiếu
- Hiệu ứng Transitions: chuyển trang chiếu
Nội dung 2: Tìm hiểu tạo hiệu ứng cho các đối tượng trên trang chiếu
Em hãy hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi :
Em hãy tìm hiểu xem có thể thêm nhiều hiệu ứng cho một đối tượng trên trang chiếu được không??
Video trình bày nội dung:
- Có thể thêm nhiều hiệu ứng cho một đối tượng trên trang chiếu được, tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều sẽ gây rối mắt và mất sự tập trung đối với người xem
- Các bước tạo hiệu ứng cho các đoạn văn bản:
+ Bước 1: Trong dải lệnh View → chế độ Normal → chọn nhóm hiệu ứng để mở danh mục hiệu ứng
+ Bước 2: Chọn Animations → chọn nhóm hiệu ứng để mở danh mục các hiệu ứng
+ Bước 3: Chọn kiểu hiệu ứng trong 4 nhóm đã học
+ Bước 4: Chọn lệnh Effect Options → chọn hướng xuất hiện của đối tượng khi diễn ra hiệu ứng
+ Bước 5. Chọn nhóm Timing để thiết lập thời gian cho hiệu ứng
- Các cửa sổ làm việc trong lệnh Animations:
+ Tại cửa sổ Effect Options
∙ Property: chọn hướng xuất hiện của đối tượng
∙ After animation: thiết lập hành động cho đối tượng sau khi thực hiện xong hiệu ứng
Hành động | Mô tả |
More Colors | Thay đổi màu sắc sau khi thực hiện hiệu ứng |
Don’t Dim | Không có hành động gì thêm sau khi thực hiện hiệu ứng. |
Hide After Animation | Ẩn đối tượng sau khi thực hiện hiệu ứng |
Hide on Next Mouse Click | Ẩn đối tượng sau khi nháy chuột. |
∙ Sound: chọn âm thanh khi thực hiện hiệu ứng
+ Tại cửa sổ Timing
∙ Start: sự kiện thực hiện hiệu ứng
∙ On Click: chờ nháy chuột
∙ With Previous: hiệu ứng sẽ diễn ra đồng thời với hiệu ứng trước đó
∙ After Previous: hiêu ứng sẽ diễn ra ngay sau hiệu ứng trước đó
∙ Duration: thiết lập thời gian hay tốc độ thực hiện hiệu ứng (nhanh, chậm)
∙ Delay: thiết lập thời gian chờ trước khi hiệu ứng bắt đầu thực hiện.
∙ Repeat: thiết lập số lần thực hiện lặp lại hiệu ứng
∙ Rewind when done playing: chọn mục này nếu muốn đối tượng được trả về nơi xuất phát sau khi thực hiện hiệu ứng
………..
Nội dung video Bài 14: Thêm hiệu ứng cho trang chiếu còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.