Video giảng tin học 4 Chân trời bài 6: Sử dụng phần mền khi được phép
Video giảng tin học 4 Chân trời bài 6: Sử dụng phần mền khi được phép. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 6: SỬ DỤNG PHẦN MỀM KHI ĐƯỢC PHÉP
Chào mừng các em quay lại trở lại với tiết học môn Tin học của ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Giải thích được lợi ích của việc gõ bàn phím đúng cách.
- Thành thạo kĩ năng đặt các ngón tay trên hàng phím số và thực hiện được thao tác gõ đúng cách.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng thảo luận tình huống sau:
“Trên máy tính của Nam có trò chơi xếp gạch mà Ngọc rất thích. Ngọc sao chép phần mềm trò chơi xếp gạch từ máy tính của Nam sang máy tính của mình để sử dụng.”
Theo em, bạn Ngọc sao chép phần mềm trò chơi từ máy tính của bạn Nam là được phép hay không được phép?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. PHẦN MỀM CÓ BẢN QUYỀN
Em hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
- Phần mềm máy tính do đâu mà có?
- Em hiểu thế nào về tác giả của phần mềm máy tính?
- Tác giả có quyền gì đối với phần mềm của mình?
- Tác giả có thể bảo vệ quyền của mình đối với phần mềm bằng cách nào? Ở Hình 1 trong SGK, để tiếp tục sử dụng phần mềm, người dùng cần nhập thông tin gì? Thông tin đó có thể được cung cấp từ đâu?
- Cần phải được sự cho phép của ai khi sử dụng phần mềm?
- Em hiểu thế nào về phần mềm có bản quyền?
Video trình bày nội dung:
- Phần mềm máy tính do tổ chức, cá nhân tạo ra.
- Tác giả của phần mềm máy tính là tổ chức, cá nhân tạo ra phần mềm.
- Tác giả có quyền cho phép hoặc không cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng, sao chép, phổ biến phần mềm của mình.
- Tác giả có thể bảo vệ phần mềm của mình bằng mã khoa. Ở Hình 1 trong SGK, người dùng cần nhập mã khoá để tiếp tục sử dụng. Mã khoá có thể được cung cấp bởi tác giả của phần mềm.
- Khi sử dụng phần mềm cần phải có sự cho phép của tác giả.
- Phần mềm được tác giả cho phép sử dụng là phần mềm có bản quyền.
Nội dung 2. PHẦN MỀM MIỄN PHÍ VÀ PHẦN MỀM KHÔNG MIỄN PHÍ
Em hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
- Thế nào là phần mềm miễn phí? Khi sử dụng, sao chép hay phổ biến phần mềm miễn phí cho người khác ta có cần xin phép tác giả không?
- Thế nào là phần mềm không miễn phí? Khi sử dụng, sao chép hay phổ biến phần mềm không miễn phí cho người khác ta có cần xin phép tác giả không?
- Nêu tên một số phần mềm miễn phí và phần mềm không miễn phí.
Video trình bày nội dung:
- Phần mềm miễn phí là phần mềm ta có thể sử dụng mà không phải trả phí; không cần xin phép tác giả khi sử dụng, sao chép, phổ biến cho người khác.
- Phần mềm không miễn phí là phần mềm ta phải trả phí khi sử dụng và không được tự ý sao chép, phổ biến cho người khác
- Phần mềm miễn phí: Phần mềm gõ tiếng Việt Unikey, phần mềm luyện gõ bàn phím RapidTyping, phần mềm duyệt web Google Chrome, …
- Phần mềm không miễn phí: Phần mềm PowerPoint, phần mềm Word, phần mềm Windows 10.
………..
Nội dung video bài 6: Sử dụng phần mềm khi được phép còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.