Video giảng Sinh học 12 cánh diều Bài 9: Di truyền gene ngoài nhân

Video giảng Sinh học 12 cánh diều Bài 9: Di truyền gene ngoài nhân. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Xem video giảng bài này để hiểu bài tốt hơn. => Xem video

Tóm lược nội dung

BÀI 9: DI TRUYỀN GENE NGOÀI NHÂN

Chúc các em ngày mới vui vẻ, hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài mới nhé!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Trình bày được bối cảnh ra đời thí nghiệm của Correns.
  • Trình bày được thí nghiệm chứng minh di truyền gene ngoài nhân của Correns, từ đó giải thích được gene không những tồn tại trong nhân mà còn tồn tại ngoài nhân.
  • Trình bày được đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân và một số ứng dụng.

A. KHỞI ĐỘNG

Trước khi bắt đầu bài học, các em hãy cùng cô trả lời câu hỏi sau nhé:

Bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (bệnh Leber) là một bệnh võng mạc di truyền, do đột biến điểm trong ti thể gây ra tổn thương tế bào hạch thần kinh võng mạc, cuối cùng dẫn đến mù lòa. Tình trạng mất thị lực này của bệnh nhân Leber đặc biệt phát triển ở nam thanh thiếu niên từ 10 - 30 tuổi. Ngay khi một bên mắt bị mất thị lực, bên mắt còn lại sẽ phát triển vấn đề tương tự trong vòng 2 tháng. 

Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, tỉ lệ hiện mắc lần lượt là 1/31.000, 1/39.000 và 1/50.000 ở miền bắc Vương quốc Anh, Hà Lan và Phần Lan.

Bệnh này thường được di truyền theo dòng mẹ, có nghĩa là tất cả con cái của một phụ nữ có bất thường được di truyền từ mẹ, nhưng chỉ có con gái mới có thể di truyền được tiếp cho đời sau. Hãy giải thích lí do.

Đây là một trong những nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học này. Để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất cho câu hỏi trên, chúng ta cùng vào - Bài 9. Di truyền gene ngoài nhân.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu về thí nghiệm của Correns và sự tồn tại gene ngoài nhân

- Bối cảnh ra đời thí nghiệm của Correns;

- Thí nghiệm chứng minh di truyền gene ngoài nhân của Correns.

- Gene tồn tại ở ngoài nhân.

Video trình bày nội dung:

Bối cảnh ra đời thí nghiệm của Correns

- Từ năm 1900: Quy luật di truyền Mendel được chứng minh.

- Nhân tố di truyền của Mendel được Setton liên kết với nhiễm sắc thể.

- Correns phát hiện sự di truyền tính trạng màu sắc lá cây hoa phấn không tuân theo quy luật Mendel.

BÀI 9: DI TRUYỀN GENE NGOÀI NHÂN

Correns (1864 – 1933)

BÀI 9: DI TRUYỀN GENE NGOÀI NHÂN

Cây hoa phấn (Mirabilis jalapa)

Nội dung 2: Tìm hiểu về đặc điểm di truyền gene ngoài nhân và ứng dụng

- Cơ sở di truyền gene ngoài nhân trong thí nghiệm của Correns.

- Đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân.

- Ứng dụng hiện tượng di truyền ngoài nhân.

Video trình bày nội dung:

1. Cơ sở di truyền gene ngoài nhân trong thí nghiệm của Correns

- Phân tử DNA lục lạp mang gene mã hóa protein sinh tổng hợp diệp lục. Gene này bị đột biến → lá có đốm trắng hoặc màu trắng.

- Trong tế bào có chứa nhiều lục lạp, phân tử DNA trong mỗi lục lạp có thể mang gene đột biến hoặc gene không đột biến.

- Trong quá trình giảm phân, tế bào chất chứa lục lạp (mang phân tử DNA) phân chia không đồng đều cho các tế bào trứng khác nhau…

...........

Nội dung video Bài 1. Gene và cơ chế truyền thông tin di truyền còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác