Video giảng Sinh học 12 cánh diều Bài 5: Nhiễm sắc thể và cơ chế di truyền nhiễm sắc thể

Video giảng Sinh học 12 cánh diều Bài 5: Nhiễm sắc thể và cơ chế di truyền nhiễm sắc thể. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THỂ

Xin chào các em, cô là người sẽ đồng hành cùng các em trong buổi học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Dựa vào sơ đồ, trình bày được cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể. Trình bày được nhiễm sắc thể là vật chất di truyền. Mô tả được cách sắp xếp các gene trên nhiễm sắc thể, mỗi gene định vị tại một vị trí xác định gọi là locus.
  • Phân tích được sự vận động của nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ sở của sự vận động của thể hiện trong các quy luật di truyền, biến dị tổ hợp và biến dị số lượng nhiễm sắc thể.
  • Trình bày được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh trong nghiên cứu di truyền. Từ đó, giải thích được nguyên phân, giảm phân và thụ tinh quyết định quy luật vận động và truyền thông tin di truyền của các gene qua các thế hệ tế bào và cá thể.

A. KHỞI ĐỘNG

Tổng chiều dài 46 phân tử DNA trong tế bào người khoảng 2 m và được nằm gọn hoàn toàn trong nhân tế bào chỉ có kích thước khoảng 5 - 20 μm. Vậy làm cách nào nhiễm sắc thể có thể nằm gọn trong nhân tế bào và dễ dàng di chuyển về hai cực trong nguyên phân, giảm phân? Để có câu trả lời chính xác và đầy đủ cho các câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 5. Nhiễm sắc thể và cơ chế di truyền nhiễm sắc thể.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu về nhiễm sắc thể

- Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể.

- Những dấu hiệu cho thấy nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.

- Cách sắp xếp các gene trên nhiễm sắc thể.

Video trình bày nội dung:

1. Cấu trúc nhiễm sắc thể

Khái niệm: Nhiễm sắc thể là cấu trúc nằm trong nhân tế bào sinh vật nhân thực, bắt màu với thuốc nhuộm kiềm tính.

Cấu tạo nhiễm sắc thể: gồm DNA và protein.

- Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể:

+ Nucleosome gồm một đoạn phân tử DNA (147 cặp nucleotide) và 8 phân tử histone. 

+ Hai nucleosome kế tiếp nối với nhau bởi đoạn DNA và một phân tử protein histone.

+ Các mức độ cuộn xoắn của nhiễm sắc thể:

  • Cấu trúc bậc 1: Chuỗi polynucleosome là sợi cơ bản, đường kính 10 nm.
  • Cấu trúc bậc 2: Sợi cơ bản xoắn bậc 2 thành sợi nhiễm sắc, đường kính 30 nm.
  • Cấu trúc 3: Sợi siêu xoắn có đường kính 300 nm (sợi chromatin).
  • Cấu trúc bậc 4: chromatid có đường kính 700 nm.

→ NST dễ dàng phân li, tổ hợp trong quá trình phân bào…

Nội dung 2: Tìm hiểu cơ chế di truyền nhiễm sắc thể

1. Cơ sở của sự di truyền, hình thành biến dị tổ hợp qua giảm phân và thụ tinh là gì?

2. Quan sát hình 5.3, mô tả sự vận động của nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

3. Các gene nằm trên nhiễm sắc thể vận động như thế nào?

Video trình bày nội dung:

- Sự vận động của nhiễm sắc thể trong di truyền tế bào là cơ sở của cơ chế di truyền nhiễm sắc thể.

- Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gene nên sự vận động của nhiễm sắc thể trong phân bào là cơ sở cho sự vận động  của gene, tạo nên hiện tượng di truyền và biến dị.

Sự vận động của nhiễm sắc thể trong nguyên phân

- Sự nhân đôi và phân li của NST mang theo các gene về tế bào con.

- Thông tin di truyền trong gene được truyền chính xác qua các thế hệ tế bào, cá thể (sinh sản vô tính)…

...........

Nội dung video Bài 5. Nhiễm sắc thể và cơ chế di truyền nhiễm sắc thể còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác