Video giảng Ngữ văn 9 cánh diều Bài 2: Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Video giảng Ngữ văn 9 cánh diều Bài 2: Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 2: TRUYỆN THƠ NÔM
VĂN BẢN 1: CẢNH NGÀY XUÂN
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Xác định và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản truyện thơ Nôm muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
- Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Các em hãy thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, trả lời câu hỏi: Khi nhắc đến mùa xuân, em thường nghĩ đến điều gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Giới thiệu bài học
Cô mời một bạn đọc to tên và thể loại các văn bản đọc chính, các bạn còn lại theo dõi nhé.
Video trình bày nội dung:
Tên văn bản | Thể loại |
Cảnh ngày xuân | Truyện thơ Nôm |
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga | Truyện thơ Nôm |
Nội dung 2: Kiến thức ngữ văn
Các em hãy theo dõi thông tin trong phần Kiến thức ngữ văn và điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong phiếu dưới đây để hoàn thành khái niệm và quá trình hình thành của truyện thơ Nôm.
Video trình bày nội dung:
Truyện thơ Nôm là thể loại tự sự bằng thơ kết hợp giữa tự sự và trữ tình, được viết bằng chữ Nôm, thường sử dụng thể thơ lục bát. Thể loại này phát triển mạnh và có nhiều thành tựu vào thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, hiện nay, còn lại khoảng trên 100 tác phẩm tiêu biểu như: Truyện Hoa tiên (Nguyễn Huy Tự), Sơ kính tân trang (Câu chuyện mới về gương, lược - Phạm Thái), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bích Câu kì ngộ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu – Vũ Quốc Trân), Tống Trân – Cúc Hoa (khuyết danh), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu),...
Nội dung 3: Tìm hiểu chung về văn bản
Bây giờ, đến phần thực hành rồi! Các em hãy trình bày những hiểu biết chung về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm “Truyện Kiều” và xuất xứ văn bản Cảnh ngày xuân.
Video trình bày nội dung:
- Nguyễn Du (1765 – 1820) quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
- Cuộc đời Nguyễn Du gắn với một thời đại lịch sử đầy biến động nên trải nhiều thăng trầm. Ông không chỉ có vốn tri thức uyên bác, vốn sống phong phú, am hiểu sâu sắc về con người mà còn có trái tim mang nặng nỗi thương đời.
…
Nội dung 4: Đọc hiểu văn bản
Để kiểm tra xem các em đã hiểu bài đến đâu, cô sẽ đưa ra một số câu hỏi nhỏ nhé! Đó là:
+ Khái quát giá trị nội dung của văn bản “Cảnh ngày xuân”.
+ Khái quát những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và lễ hội ngày xuân của Nguyễn Du trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.
Video trình bày nội dung:
Nội dung đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã tái hiện một bức tranh thiên nhiên sống động, tuyệt đẹp với khung cảnh lễ hội truyền thống đông vui, náo nhiệt. Qua bức tranh ấy, người đọc còn cảm nhận được thế giới nội tâm phong phú và nhạy cảm của nhân vật trữ tình.
- Sử dụng hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm, Nguyễn Du không những kể, tả mà còn biểu đạt xuất sắc tâm tư, tình cảm và cảm xúc của nhân vật chính cũng như góc nhìn của ông về thiên nhiên đất trời mùa xuân.
- Sử dụng nhuần nhuyễn bút pháp tả cảnh ngụ tình giúp tác giả lồng ghép được nhiều lớp ý nghĩa trong từng câu thơ.
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ,… góp phần tạo ra sự sinh động cho bức tranh cảnh vật và sự đồng cảm của người đọc với nhân vật.
……………………..
Nội dung video Bài 2 Văn bản 1 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.