Video giảng Ngữ văn 9 cánh diều Bài 1: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

Video giảng Ngữ văn 9 cánh diều Bài 1: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 1: THƠ VÀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT 

NÓI VÀ NGHE: NGHE VÀ NHẬN BIẾT TÍNH THUYẾT PHỤC CỦA MỘT Ý KIẾN

Mến chào các em học sinh thân yêu!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) như: lập luận thiếu lô gích, bằng chứng chưa đủ hoặc không liên quan đến luận điểm.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, theo em, có những cách nào để thuyết phục một người?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên tiếp xúc với rất nhiều thông tin, ý kiến khác nhau. Có những ý kiến khiến chúng ta đồng tình, nhưng cũng có những ý kiến khiến chúng ta nghi ngờ. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể phân biệt được đâu là những ý kiến đúng đắn, thuyết phục? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về mục đích và những lưu ý khi nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến.

Video trình bày nội dung:

- Người nghe cần nắm được nội dung và cách thức trình bày của người nói, nhận biết được tính thuyết phục cũng như chỉ ra được những hạn chế (nếu có), chẳng hạn: lập luận thiếu lô gích, bằng chứng chưa đủ hoặc bằng chứng không liên quan đến vấn đề trình bày,...

- Nghe kĩ nội dung ý kiến mà người nói đã trình bày (Người nói nêu ý kiến về vấn đề gì? Mục đích của người nói là gì?).

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

Sau khi đã nắm vững kiến thức, chúng ta sẽ cùng thực hành qua các bài tập trong hoạt động luyện tập. Hãy sẵn sàng để áp dụng những gì các em đã học nhé!

Các em hãy thành lập nhóm chuẩn bị bài nói (khoảng 8 HS/ nhóm), bầu nhóm trưởng và thư kí, chuẩn bị bài nói với đề tài: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của ý kiến trình bày về sự giống nhau và khác nhau giữa hai văn bản “Sông núi nước Nam” và “Nước Đại Việt ta” (trích “Đại cáo bình Ngô” – Nguyễn Trãi).

……..

Nội dung video Bài 1.3. Nói và nghe: nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác