Video giảng Ngữ văn 7 cánh diều bài 2 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ
Video giảng Ngữ văn 7 Cánh diều bài 2 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
VIẾT: VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC SAU KHI ĐỌC MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ
Chào các em! Hãy cùng cô bước vào một hành trình khám phá kiến thức mới. Đảm bảo hôm nay sẽ rất thú vị!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ.
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ.
Năng lực tiếp thu các yêu cầu khi viết bài văn, đoạn văn.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Để xem các em đã sẵn sàng cho bài học chưa, cô có một câu hỏi cho cả lớp:
Điều mà em ấn tượng nhất sau khi đọc bài thơ Mẹ và Tiếng gà trưa là gì? Em có thể chia sẻ cho các bạn cùng biết không?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ.
Trước hết, chúng ta sẽ cùng khám phá nội dung 1 để hiểu rõ hơn về các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, cô có một câu hỏi dành cho các em:
Sự việc có thật là gì?
Những yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ là gì?
Video trình bày nội dung:
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ thực chất là trả lời câu hỏi: "Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao?".
- Đoạn văn có thể nêu cảm xúc của em về nội dung một dòng thơ, khổ thơ, đoạn thơ, bài thơ hoặc yếu tố nghệ thuật đặc sắc mà em yêu thích.
- Yêu cầu:
+ Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Xác định các yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc cho em.
+ Viết đoạn văn, trong đó nêu rõ:
Em có cảm xúc về vấn đề gì (nội dung hay hình thức nghệ thuật; một dòng, khổ, đoạn hay cả bài thơ)?
Cảm xúc của em như thế nào (xúc động, vui, thích, buồn, hân hoan,...)?
Điều gì đã mang lại cho em cảm xúc đó? Vì sao?...
Nội dung 2: Thực hành viết theo các bước
Bây giờ, chúng ta sẽ chuyển sang phần thực hành. Các em tiến hành đọc đề bài và phần hướng dẫn chuẩn bị viết.
Các em hãy chọn một đề tài mà mình cảm thấy hứng thú nhất và bắt đầu triển khai ý tưởng. Hãy nhớ vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học để bài văn của mình được mạch lạc, rõ ràng và giàu cảm xúc.
Video trình bày nội dung:
Đề 1: Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc mọt trong các bài thơ: "Mẹ" (Đỗ Trung Lai), "Ông đồ" (Vũ Đình Liên), "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh).
* Lưu ý khi viết bài:
- Viết đoạn văn theo dàn ý đã lập.
- Khi viết, cần sử dụng được các từ ngữ ghi lại một cách sinh động và chính xác cảm xúc của em.
- Lập dàn ý:
+ Mở đoạn: Giới thiệu bài thơ, tác giả và dẫn ra yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc ở trong đoạn thơ.
+ Thân đoạn: Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn.
+ Kết đoạn: Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy.
c. Viết bài
………..
Nội dung video Viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.