Video giảng Ngữ văn 7 cánh diều bài 3 Thảo luận nhóm về một vấn đề

Video giảng Ngữ văn 7 Cánh diều bài 3 Thảo luận nhóm về một vấn đề. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ

Chào các em! Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau khám phá một điều mà chắc chắn sẽ khiến các em phải bất ngờ. Hãy cùng cô bắt đầu ngay nhé!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Biết thảo luận về một vấn đề.
  • Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày.
  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
  • Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành bài tập trao đổi về một vấn đề.
  • Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Các em hãy đọc lại hai văn bản “Bạch tuộc” và “Chất làm gì”. Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung chính của mỗi văn bản, tập trung vào các ý chính như nội dung, mục đích, và thông điệp mà mỗi văn bản muốn truyền tải.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tìm hiểu các yêu cầu với thảo luận về một vấn đề.

Để khởi đầu, hãy cùng tìm hiểu nội dung 1, nơi chúng ta sẽ khám phá những yêu cầu cơ bản nhất với thảo luận về một vấn đề.

Các em hãy dựa vào nội dung Định hướng trong SGK (trang 77) và trả lời cho cô những câu hỏi sau:

+ Thảo luận nhóm về một vấn đề là gì?

+ Để thực hiện được một vấn đề, cần chú ý những điều gì?

Video trình bày nội dung:

- Khái niệm: Thảo luận nhóm về một vấn đề còn gây tranh cãi là dùng hình thức nói (thuyết trình) để trao đổi, tranh luận về một vấn đề nào đó còn có ý kiến chưa thống nhất. Mục đích thảo luận là nêu lên những điểm thống nhất và khác biệt của các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết.

- Những điều cần lưu ý:

+ Lựa chọn được vấn đề gây tranh cãi (chưa thống nhất).

+ Xác định các điểm đã thống nhất và các điểm còn khác biệt.

+ Chuẩn bị ý kiến của cá nhân về các điểm chưa thống nhất.

+ Chú ý đến thái độ, cử chỉ khi phát biểu, thảo luận.

Nội dung 2: Chuẩn bị bài nói

Bây giờ, cô sẽ hướng dẫn cả lớp cách tìm ý, lập dàn ý cho bài nói:

- Để tìm ý, các em hãy trả lời các câu hỏi để tìm ý cho bài văn như:

  • Văn bản Bạch tuộc kể về chuyện gì?

  • Sự việc và con người được nói tới trong văn bản ấy có thực hay không? Nội dung nào có thực, nội dung nào không có hoặc chưa có thực?

  • Điểm nào cần trao đổi để thống nhất ý kiến?

Video trình bày nội dung:

- Lập dàn ý:

+ Mở đầu:  Nêu vấn đề cần thảo luận: Sự việc và con người được kể trong văn bản Bạch tuộc có thực hay không?".

+ Nội dung chính: 

  • Nêu tóm tắt nội dung câu chuyện Bạch tuộc.

  • Nêu ý kiến khái quát của mình.

  • Nêu các lí lẽ và bằng chứng về chuyện sự việc và con người có thực và không có hoặc chưa có thực.

  • Nêu ý kiến nhằm giải quyết các điểm gây tranh cãi.

+ Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến của cá nhân về những điều có thực và không có hoặc chưa có thực trong văn bản đang được thảo luận.

………..

Nội dung video Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác