Video giảng lịch sử 12 kết nối bài 5 Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

Video giảng lịch sử 12 kết nối bài 5 Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 5: CỘNG ĐỒNG ASEAN, TỪ Ý TƯỞNG TỚI HIỆN THỰC

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Biết cách sưu tầm và sử dụng tài liệu để tìm hiểu về quá trình hình thành và mục tiêu của Cộng đồng ASEAN. 
  • Nêu được nét chính về ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN. 
  • Trình bày được nội dung ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN. 
  • Nêu được những thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN. Có ý thức sẵn sàng tham gia vào các hoạt động xây dựng Cộng đồng ASEAN. 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học này, các em thảo luận và trả lời cho cô câu hỏi: Em hãy tìm hiểu và cho biết thông điệp của chiếc tem “Chào mừng cộng đồng ASEAN” trên hình là gì?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng cộng đồng ASEAN

Em hãy nêu ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN đã khởi nguồn từ Cộng đồng nào? Cộng đồng đó đã nêu mục tiêu xây dựng nào ở Đông Nam Á

Video trình bày nội dung:

+ Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN đã khởi nguồn từ khi ASEAN thành lập.

Tuyên bố Băng Cốc (1967) đã nêu ra mục tiêu xây dựng một cộng đồng thịnh vượng và hoà bình Đông Nam Á.

+ ASEAN chính thức khẳng định ý tưởng thành lập Cộng đồng ASEAN tại Hội

nghị cấp cao ASEAN không chính thức được tổ chức tại Ma-lai-xi-a (1997). Các nước thành viên thông qua văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020, nêu rõ việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, định hướng cho sự phát triển trong tương lai của ASEAN.

+ Với việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội giữa các nước thành viên sẽ được phát triển lên một nấc thang mới, đáp ứng nguyện vọng của các quốc gia thành viên về một khu vực Đông Nam Á gắn kết, hữu nghị và hợp tác.

- Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN

+ Đưa ASEAN từ Hiệp hội trở thành một Cộng đồng có mức độ liên kết sâu rộng hơn được thiết lập với ba trụ cột chính là hợp tác Chính trị - An ninh, Kinh tế và Văn hoá - Xã hội trên cơ sở pháp lí là Hiến chương ASEAN.

+ Cộng đồng ASEAN có sự tham gia rộng rãi của người dân, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, đồng thời là một cộng đồng mở rộng hợp tác với bên ngoài.

- Kế hoạch xây dựng cộng đồng ASEAN

- Để thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN, các nước thành viên đã thông qua kế hoạch triển khai cụ thể trên ba trụ cột: Chính trị - An ninh, Kinh tế, Văn hoá - Xã hội.

- Kế hoạch được nêu rõ trong văn bản “Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009 - 2015)" nhằm đưa ASEAN trở thành cộng đồng gắn kết hơn về kinh tế, chính trị - an ninh, có trách nhiệm về xã hội đối với người dân, tăng cường thực hiện các biện pháp mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài, thông qua cơ chế hợp tác khu vực do ASEAN giữ vai trò chủ đạo.

- Năm 2015, ASEAN đã hoàn thành về cơ bản việc triển khai các kế hoạch xây dựng cộng đồng. Ngày 22 - 11 - 2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã kí Tuyên bố Cu-a-la Lăm- pơ chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN kể từ ngày 31 - 12 - 2015.

Nội dung 2: Tìm hiểu về ba trụ cột cộng đồng ASEAN

  • Em hãy trình bày nội dung chính của Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN.
  • Vậy mục tiêu của Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN nhằm tạo dựng môi trường như thế nào? 
  • Em hãy trình bày nội dung chính của Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
  • Cộng đồng Kinh tế ASEAN phát triển dựa trên những nội dung nào?
  • Nội dung chính của Cộng đồng Kinh tế ASEAN bao gồm những gì?
  • Trình bày nội dung chính của Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN.
  • Tại sao nói Cộng đồng Văn hoá - xã hội ASEAN là một khuôn khổ hợp tác chặt chẽ?
  • Em hãy vẽ sơ đồ tư duy nội dung ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN

Video trình bày nội dung:

- Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC):

+ Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN được xây dựng trên nền tảng những thành quả hợp tác chính trị - an ninh đã đạt được kể từ khi Hiệp hội được thành lập năm 1967.

+ APSC có mục tiêu tạo dựng môi trường hoà bình và an ninh ở khu vực thông qua

việc nâng hợp tác chính trị - an ninh trong ASEAN lên một nấc thang mới, cao hơn và chặt chẽ hơn trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của ASEAN.

- Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC):

+ Cộng đồng Kinh tế ASEAN là sự tiếp nối các chương trình hợp tác kinh tế của

ASEAN trước đây, được mở rộng hơn về phạm vi và nâng cao về mức độ hợp tác kinh tế, thương mại nhằm hướng tới một khu vực kinh tế ASEAN có khả năng cạnh tranh cao, ...

+ Nội dung chính của Cộng đồng Kinh tế ASEAN bao gồm: tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất chung, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; xây dựng khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao, năng động, phát triển đồng đều, hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.

- Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN (ASCC):

+ Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN là một khuôn khổ hợp tác chặt chẽ, với các

quy định và tiêu chuẩn chung để tạo sự hài hoà, bình đẳng và công bằng xã hội, nâng cao ý thức về công đồng và bản sắc chung ASEAN.

+ Nội dung chính Cộng đồng Văn hoá - Xã hội: Phát triển con người; Phúc lợi và bảo hiểm xã hội; Bình đẳng xã hội và các quyền; Bảo đảm bền vững về môi trường; Xây dựng bản sắc ASEAN; Thu hẹp khoảng cách phát triển.

+ Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN là chân kiềng quan trọng, gắn kết và tạo

thuận lợi cho việc xây dựng hai trụ cột: Kinh tế và Chính trị - An ninh.

Nội dung 3: Tìm hiểu về cộng đồng ASEAN sau năm 2015

  • Em hãy nêu những thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN.
  • Em hãy trình bày tầm nhìn của Cộng đồng ASEAN sau năm 2015
  • Em hãy nêu những thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN

Video trình bày nội dung:

- Về thách thức: Cộng đồng ASEAN phải đối mặt với những thách thức trong nội

khối và từ bên ngoài.

+ Trong nội khối: Những thách thức cơ bản về chính trị là sự đa dạng về chế độ chính trị, tình hình chính trị ở một số nước còn phức tạp, còn tồn tại một số mâu thuẫn trong quan hệ song phương, ... Về kinh tế, sự chênh lệch về thu nhập, trình độ phát triển, … giữa các nước gây khó khăn trong hợp tác nội khối; sự tương đồng trong sản xuất một số ngành nghề cũng tạo ra sự cạnh tranh trong xuất khẩu, ...

+ Thách thức từ bên ngoài: Sự cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn đối với khu

vực, diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông và tình hình quốc tế; biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ...

+ Để vượt qua những thách thức, các nước ASEAN đã và đang đẩy nhanh quá trình triển khai các kế hoạch đã đề ra vì lợi ích chung, lâu dài của cả cộng đồng.

- Về triển vọng:

+ ASEAN sẽ tiếp tục phát triển với mức độ liên kết, hợp tác ngày càng sâu rộng trên cả ba trụ cột, tiếp tục là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới.

+ Về đối ngoại, ASEAN có quan hệ rộng mở với các đối tác bên ngoài, đồng thời có uy tín, vị thế ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới.

………..

Nội dung video Bài 5: Cộng đồng ASEAN, Từ ý tưởng tới hiện thực còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác