Video giảng lịch sử 12 kết nối bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)

Video giảng lịch sử 12 kết nối bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 12: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC

Chào mừng các em cùng đồng hành với cô trong bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của các cá nhân, các tổ chức cách mạng (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945).

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bắt đầu bài học, chúng ta hãy cùng nhau trả lời câu hỏi sau nhé:

Em hãy cho biết đâu là phong trào yêu nước tiêu biểu vào đầu thế kỉ XX với mục đích đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập, chuẩn bị lực lượng, chờ thời cơ giành lại độc lập cho nước nhà? Hoạt động này có ý nghĩa như thế nào?

Ngày 14/1/1926, khi được mời phát biểu tại một số sự kiện lớn ở Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã kêu gọi: “Tất cả các dân tộc bị áp bức nào, hễ cùng bị chủ nghĩa đế quốc áp bức, thì phải cùng nhau liên hiệp lại… Không phân biệt nước nào, dân tộc nào, tất cả hãy đứng lên chống kẻ thù chung của chúng ta!”. Đoàn kết với nhân dân thế giới, “thêm bạn, bớt thù” là quan điểm xuyên suốt của các thế hệ người Việt Nam để có đồng minh trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Vậy, hoạt động đối ngoại của Việt Nam theo tinh thần trên đã diễn ra như thế nào trong giai đoạn đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945).

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

Nội dung 1: Giai đoạn 1945 - 70 của thế kỷ XX

  • Hãy nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX
  • Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu diễn ra chủ yếu ở đâu? Vì sao ông chọn đấy làm hoạt động đối ngoại?
  • Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội nhằm mục đích gì?
  • Xu hướng cách mạng của Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu khác nhau điểm nào? Nhận xét ưu, nhược điểm của xu hướng cách mạng của hai nhà cách mạng?

Video trình bày nội dung:

- Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu chủ yếu diễn ra ở Nhật Bản, Trung Quốc

với mục đích tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.

+ Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ cho công cuộc cứu

nước; ông đưa 200 thanh niên Việt Nam sang học tập ở các trường tư thục khác nhau. Năm 1908, Phan Bội Châu tham gia thành lập các tổ chức có mục tiêu đoàn kết quốc tế để hợp sức chống đế quốc.

+ Năm 1911, Phan Bội Châu quyết định về hoạt động ở Trung Quốc và đầu năm

1912, Phan Bội Châu tham gia thành lập một số tổ chức, nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập. Phan Bội Châu cử người liên lạc với một số tổ chức, đại diện nước ngoài như Công sứ Đức, Đại sứ quán Nga, ... để tìm kiếm sự giúp đỡ cho phong trào đấu tranh chống Pháp Việt Nam.

+ Với chủ trương “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh", Phan Châu Trinh đã đi nhiều nơi với mục đích xem xét tình hình nhân dân, sĩ khí và tìm bạn đồng chí hướng. Ở Nhật, ông tiếp xúc với nhiều nhà chính trị, sau đó sang Pháp, tiếp tục đấu tranh, lên tiếng tố cáo chế độ thuộc địa. Ông nhiều lần gửi kiến nghị Hội Nhân quyền và Dân quyền Pháp, gửi kiến nghị cho An-be Xa-rô lúc đó sắp sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương, .... Phan Châu Trinh tìm cách liên hệ với những người trong Liên minh Nhân quyền  và Đảng Xã hội Pháp, tiếp xúc với các nhóm Việt kiều và các đảng phái tiến bộ, tổ chức nhiều buổi diễn thuyết phê phán sự bất công của chính quyền thực dân, đánh động dư luận Pháp về tình hình ở Việt Nam.

+ Ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập và hoạt động của một số tổ

chức yêu nước Việt Nam tại Pháp, tham gia nhóm soạn thảo Bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Véc-xai.

2. Hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc và Đảng cộng sản Đông Dương

Nội dung 2. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

  • Nêu tóm tắt những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930.
  • Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức thuộc địa dưới hình thức nào?

Video trình bày nội dung::

- Trong những năm 1911 - 1922, Nguyễn Ái Quốc đã đi qua nhiều quốc gia khác nhau và có những hoạt động đối ngoại nổi bật tại Pháp:

+ Gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều nhà hoạt động chính trị, văn hoá của Pháp và nhiều

nước châu Âu.

+ Năm 1920, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

+ Năm 1921, tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa. Trên cương vị Trưởng ban Nghiên cứu về Đông Dương thuộc Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc tích cực xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng sản với nhân dân lao động Pháp và nhân dân các nước thuộc địa.

- Trong những năm 1923 - 1930, hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc diễn ra

chủ yếu ở Liên Xô và Trung Quốc:

+ Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô, tích cực tham gia các hội nghị, đại hội của Quốc tế Cộng sản. Tại những diễn đàn này, Nguyễn Ái Quốc trình bày quan điểm về vai trò của cách mạng thuộc địa, về lực lượng cách mạng ở thuộc địa, về quan hệ giữa cách mạng ở chính quốc với thuộc địa, ... Bằng những hoạt động này, Nguyễn Ái Quốc chính thức xác lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Quốc tế Cộng sản và cách mạng thế giới.

...........

Nội dung video Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945) còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác