Video giảng lịch sử 12 kết nối bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

Video giảng lịch sử 12 kết nối bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 10: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NHỮNG NĂM 1986 ĐẾN NAY

Xin chào các em, cô rất vui được cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Trình bày được những nội dung chính các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay. 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bắt đầu bài học, chúng ta hãy cùng nhau trả lời câu hỏi sau nhé:

Em hãy cho biết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12 – 1986) có ý nghĩa như thế nào?

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) đã đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ đây, Việt Nam bước vào thời kì Đổi mới toàn diện đất nước. Vậy, công cuộc Đổi mới đất nước của Việt Nam đã trải qua những giai đoạn nào? Nội dung chính của mỗi giai đoạn là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Khái quát về công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay. 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Giai đoạn khởi đầu công cuộc đổi mới (1986-1995)

  • Hãy nêu nội cơ bản của công cuộc Đổi mới giai đoạn 1986 – 1995
  • Hãy nêu mục tiêu tổng quát của công cuộc Đổi mới giai đoạn 1986-1995.
  • Đổi mới toàn diện và đồng bộ được thể hiện như thế nào trong nội dung cơ bản đường lối đổi mới giai đoạn 1986-1995?

Video trình bày nội dung:

Đường lối đổi mới toàn diện và đồng bộ đất nước được đề ra tại Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ VI (1986), tiếp tục được bổ sung tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) của Đảng.

- Trọng tâm là đổi mới kinh tế:

+ Kiên quyết xoá bỏ cơ chế quảnlí kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.

+ Phát triển kinh tế hàng hoá xã hội chủ nghĩa.

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn gồm: Lương thực -

Thực phẩm, Hàng tiêu dùng và Hàng xuất khẩu.

+ Đẩy lùi và kiểm soát lạm phát, ổn định và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế - xã

hội, phấn đấu bắt đầu có tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế, từng bước đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng.

- Đổi mới toàn diện và đồng bộ:

+ Đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, văn hoá - xã hội, chú trọng nhân tố con người. Xác định khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu

+ Đổi mới chính trị phải được tiến hành tích cực và vững chắc. Tiến hành đổi mới

nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị theo hướng vừa phát huy quyền làm chủ của người dân, vừa phát huy quyền lực của cơ quan Nhà nước.

Nội dung 2. Nội dung giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế

  • Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy Đảng Cộng sản Việt Nam chuyển sang thời kì mới? Em hãy nêu nội dung của thời kì mới đó?
  • Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới giai đoạn 1996 - 2006 về mấy mặt? Đó là những mặt nào?
  • Em hãy nêu nội dung cơ bản của kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng và đối ngoại?

Video trình bày nội dung:

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1996) đã xác định Việt Nam chuyển sang thời kì mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Các đại hội tiếp theo trong giai đoạn 1996 - 2006 tiếp tục đề ra đường lối đổi

mới trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng và

đối ngoại nhằm phù hợp với tình hình đất nước.

+ Về kinh tế: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tiếp tục phát

triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục tăng cường đầu tư

xây dựng nhiều công trình lớn về kết cấu hạ tầng, tăng cường tiềm lực về cơ sở - vật chất, công nghệ cho nền kinh tế. Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới.

+ Về chính trị - văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng: Đẩy mạnh cải cách tổ

chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế. Nhấn mạnh phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu. Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Mở rộng giải quyết các vấn đề xã hội như tạo thêm việc làm, xoá đói, giảm nghèo, ... Xây dựng và tăng cường an ninh - quốc phòng.

+ Về đối ngoại: Đặt trọng tâm chủ trương “hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực",

nhằm mục tiêu phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước.

Nội dung 3. Giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng (2006 - nay).

  • Hãy nêu nội dung chính của công cuộc Đổi mới trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay.
  • Theo quan điểm đối mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, giữa đổi mới kinh tế và chính trị có mối quan hệ như thế nào?

Video trình bày nội dung:

+ Về kinh tế: Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có nền công nghiệp theo hướng hiện đại.

+ Về chính trị - văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng: Tăng cường xây dựng hệ

thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định.

+ Về đối ngoại: Chuyển từ “hội nhập kinh tế quốc tế” sang “chủ động, tích cực hội

nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng", mở rộng phạm vi, lĩnh vực và tính chất của hội nhập.Thực hiện chiến lược hội nhập quốc tế toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm.

...........

Nội dung video Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác