Video giảng lịch sử 12 kết nối bài 11: Thành tựu cơ bản và Video giảng lịch sử 12 kết nối bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Video giảng lịch sử 12 kết nối bài 11: Thành tựu cơ bản và Video giảng lịch sử 12 kết nối bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 11: THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
Rất vui được gặp lại các em trong bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế.
- Nêu được một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bắt đầu bài học, chúng ta hãy cùng nhau trả lời câu hỏi sau nhé:
Em hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu của công cuộc Đổi mới ở nước ta từ năm 1986 đến nay.
Từ khi tiến hành công cuộc Đổi mới đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng. Đất nước có sự phát triển về mọi mặt. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, vị thế của Việt Nam trên trường quốc trế được nâng cao. Vậy, những thành tựu to lớn mà Việt Nam đạt được biểu hiện cụ thể như thế nào? Việt Nam đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì từ công cuộc Đổi mới đất nước? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Thành tựu cơ bản trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam
- Hãy nêu những thành tựu cơ bản của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay) trên lĩnh vực kinh tế
- Trình bày thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực chính trị, an ninh – quốc phòng.
- Trình bày thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực cơ bản của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực văn hoá – xã hội
- Trình bày thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực hội nhập.
- Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đóng góp như thế nào vào cơ cấu kinh tế của nước ta?
Video trình bày nội dung:
- Công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước (từ năm 1986 đến nay) đã đưa Việt
Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng.
- Kinh tế:
+ Có sự chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
+ Trong suốt quá trình chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung,
bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng.
- Chính trị, an ninh - quốc phòng:
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, tăng cường.
+ Những thành tựu đó đã góp phần giữ vững sự ổn định chính trị và môi trường hoà bình cho công cuộc xây dựng, công cuộc Đổi mới của Việt Nam.
- Văn hoá - xã hội: Công cuộc xoá đói, giảm nghèo đã được thực hiện thành công,
đất nước đã bước ra khỏi tình trạng kém phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao.
- Hội nhập quốc tế: Quá trình hội nhập quốc tế đạt được nhiều thành tựu quan trọng về hội nhập chính trị, kinh tế, an ninh - quốc phòng, văn hoá và các lĩnh vực khác
+ Hội nhập về chính trị, an ninh - quốc phòng: Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực
chính trị, an ninh - quốc phòng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm môi trường hoà bình, ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần củng cố và phát triển nền tảng vững chắc cho hội nhập trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, y tế, giáo dục.
+ Việt Nam tăng cường tin cậy chính trị và đan xen lợi ích giữa Việt Nam với các
đối tác, đặc biệt là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện. Các đối tác đều coi trọng, tín nhiệm và mong muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam.
+ Việt Nam đã chủ động đảm đương và tích cực đóng góp cho hoà bình, ổn định,
phát triển ở khu vực và toàn cầu. Điểm rất mới trong thời gian qua là những đóng góp của Việt Nam cho Lực lượng Gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc. Từ đó, Việt Nam đã khẳng định được vai trò rất quan trọng của đối ngoại quốc phòng, an ninh của Việt Nam và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, đóng góp tích cực vào việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, đồng thời góp phần tranh thủ các nguồn lực bên ngoài cho việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
+ Hội nhập về kinh tế: Hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu rộng, trên nhiều cấp độ,
đa dạng về hình thức, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Việt Nam đã và đang trở thành một trong những nền kinh tế hội nhập toàn diện nhất thế giới qua các cấp độ (song phương, đa phương, khu vực) và theo các hình thức, khuôn khổ khác nhau, đối tác chiến lược, hiệp định (thương mại, đầu tư, môi trường), diễn đàn (APEC, ASEM, ... ), tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, ... ), trong đó, việc trở thành thành viên WTO là sự kiện quan trọng nhất đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, mở ra một giai đoạn mới: nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới.
+ Hội nhập về văn hoá và các lĩnh vực khác:
Thành tựu nổi bật của hợp tác quốc tế về văn hoá là đã triển khai toàn diện các lĩnh
vực hợp tác, giao lưu văn hoá, thông tin đối ngoại, mở rộng quan hệ ở nhiều địa bàn, từng bước phát triển sang tất cả các châu lục. Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, con người và cuộc sống Việt Nam được bạn bè thế giới hiểu biết rõ hơn. Trong giáo dục, Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục với các quốc gia trên thế giới và vùng lãnh thổ, đồng thời là thành viên tích cực của các tổ chức giáo dục quốc tế.
Trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, việc hợp tác nghiên cứu diễn ra ngày càng
mạnh mẽ. Tính đến năm 2020, Việt Nam là thành viên của gần 100 tổ chức quốc tế về khoa học - công nghệ; có quan hệ về hợp tác khoa học - công nghệ với hơn 90 quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế; hơn 80 điều ước, thỏa thuận quốc tế về hợp tác khoa học - công nghệ cấp Chính phủ, cấp Bộ đã được kí kết và thực hiện.
Hợp tác trong y tế, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ... cũng ngày càng rộng mở và đạt nhiều thành tựu.
...........
Nội dung video Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.