Video giảng Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 4: An sinh xã hội
Video giảng Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 4: An sinh xã hội. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4: AN SINH XÃ HỘI
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được khái niệm và vai trò của an sinh xã hội.
- Giải thích được sự cần thiết của an sinh xã hội.
- Gọi tên được một số chính sách an sinh xã hội cơ bản.
- Thực hiện được trách nhiệm của công dân về an sinh xã hội bằng những việc làm cụ thể và phù hợp.
- Thực hiện được trách nhiệm của công dân về bảo hiểm bằng những việc làm cụ thể và phù hợp.
- Tìm hiểu và lấy dẫn chứng minh họa sự cần thiết của an sinh xã hội; Tham gia các hoạt động tuyên truyền, động viên mọi người tham gia các chính sách an sinh theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Em biết tới những chính sách an sinh xã hội nào của nhà nước ta hiện nay? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về chính sách đó.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: An sinh xã hội và một số chính sách an sinh xã hội cơ bản
Các em suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
- Em hãy nêu khái niệm về an sinh xã hội.
- Theo em, mục đích của chính sách an sinh xã hội là gì?
- Em hãy nêu các chính sách cơ bản trong hệ thống an sinh xã hội ở nước ta hiện nay.
- Vậy các chính sách an sinh xã hội có ý nghĩa như thế nào?
Video trình bày nội dung:
- An sinh xã hội là hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm giảm mức độ nghèo đói, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội.
- Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam bao gồm các chính sách cơ bản sau: chính sách hỗ trợ việc làm, chính sách về bảo hiểm, chính sách trợ giúp xã hội, chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản.
Nội dung 2: Vai trò của an sinh xã hội
- Em hãy nêu vai trò của các chính sách an sinh xã hội với người thụ hưởng chính sách và sự phát triển kinh tế.
- Em hãy nhận xét kết quả thực hiện các chính sách an sinh xã hội của Việt Nam.
- Nêu ý nghĩa của một số chính sách an sinh xã hội mà em vừa tìm hiểu.
Video trình bày nội dung:
Vai trò của các chính sách an sinh xã hội đối với người thụ hưởng chính sách và sự phát triển kinh tế – xã hội:
– Đảm bảo thu nhập ở mức tối thiểu là một trong những chức năng cơ bản nhất của an sinh xã hội. An sinh xã hội có nhiệm vụ cung cấp (có điều kiện hoặc không có điều kiện) mức tối thiểu thu nhập. Điều này nhằm bảo đảm quyền sống tối thiểu của con người, bao gồm các quyền về ăn, sức khoẻ, giáo dục, nơi ở cũng như một số dịch vụ xã hội cơ bản nhằm bảo vệ con người khỏi bị đói nghèo do không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn.
- Phân phối thu nhập là một trong những chức năng quan trọng của an sinh xã hội. Phân phối thu nhập nhằm bảo đảm thu nhập cho những người không có khả năng tạo thu nhập. Các chính sách giảm nghèo, các hình thức hỗ trợ xã hội thường xuyên và đột xuất cho các nhóm đối tượng yếu thế trong bảo hiểm y tế thể hiện rõ chức năng chia sẻ rủi ro. Đồng thời, còn giúp phân phối lại thu nhập của an sinh xã hội, ngay cả khi phân phối không dựa trên sự đóng góp, mà dựa vào nhu cầu của cá nhân cũng như khả năng bảo đảm của ngân sách nhà nước.
– Phòng ngừa rủi ro giúp người dân chủ động ngăn ngừa rủi ro trong cuộc sống, sức khoẻ, sản xuất kinh doanh và biến đổi môi trường. Khắc phục rủi ro là giúp người dân hạn chế tối đa các tác động bất ngờ do các biến cố trong đời sống, sức khoẻ, sản xuất kinh doanh, và môi trường tự nhiên và bảo đảm điều kiện sống tối thiểu của người dân. – Hệ thống an sinh xã hội thúc đẩy thị trưởng việc làm bền vững, tăng cường kĩ năng và các cơ hội tham gia thị trường lao động cho người lao động bằng cách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, phát triển thị trường lao động. Ngoài ra, còn hỗ trợ tạo việc làm trực tiếp cho một bộ phận người lao động thông qua các chương trình cho vay vốn tín dụng ưu dãi, hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho lao động bị thu hồi đất, lao động di cư,....
………..
Nội dung video Bài 4: An sinh xã hội còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.